: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ : “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương * viết dài 1 chút khoảng 3 mặt giấy v bth ạ * tự vt k đụng hàng k copy * vt mới 100%%%% giúp mình vs ạ ( mong các bạn giúp có tâm xíu ạ ))))))
2 câu trả lời
“Bánh trôi nước”- một tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương đã để lại dư âm sâu sắc cho biết bao độc giả.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bài thơ với chủ đề vịnh vật mang hai lớp nghĩa: lớp nghĩa thứ nhất tác giả đã tả thực chiếc bánh trôi: bánh có màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xắn; nếu người làm bánh nhào bột nhiều nước thì bánh sẽ “nát”, ít nước quá thì “rắn”; khi cho vào nước nguội, bánh chìm, lúc nước sôi, sẽ nổi lên. Dù bánh rắn hay nát, tròn méo như thế nào, nhân đường bên trong vẫn vậy vẫn ngọt ngào, tươi đỏ. Lớp nghĩa thứ hai phản ánh nhan sắc, thân phận và phẩm chất của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Mở đầu bằng cụm từ quen thuộc “thân em” gần gữi với những bài ca dao - dân ca, nghe vừa dịu dàng, khiêm tốn vừa có chút tội nghiệp đáng thương. Tiếp sau, nhân vật trữ tình như đang giới thiệu về minh “vừa trắng lại vừa tròn”, phụ nữ Việt Nam quá đẹp, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu, phẩm hạnh trước sau vẫn trọn vẹn, thủy chung; nữ thi sĩ không chỉ ca ngợi nhan sắc, vẻ đẹp bên ngoài mà còn trân trọng cả tâm hồn, đức hạnh bên trong, cách nói năng ứng xử khiêm nhường duyên dáng của chị em.Câu thơ thứ hai, kể về thân phận của chị em, Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo trong thơ của mình, nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả của con người. Cụm từ nước non làm nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi ấy; giới từ “với” đi liền cùng hình ành “nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh, chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác vì chồng, vì con và vì mọi người. Một đời xả thân, vị tha như thế cao cả biết bao nhiêu, đáng cảm thương và đáng trân trọng biết bao nhiêu. Câu thơ thứ ba đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, không được quyết định tương lai hạnh phúc của người phụ nữ xưa… Hai từ “rắn, nát” đọc lên nghe thật tội nghiệp, thân phận con người ngỡ như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất. Hai câu thơ cuối có cấu trúc liền mạch theo kiểu câu ghép kết nối nhau bằng liên từ ghép “Mặc dầu...mà” tạo nên hai nghĩa đối lập rất ấn tượng. Chỉ với bốn câu thơ, hai mươi tám chữ, ngôn ngữ bình dị, bài thơ “Bánh trôi nước” đã cho thấy hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam xưa một cách sâu sắc.
(Bạn ơi bài này dài 510 từ khoảng trang rưỡi A4, tự viết mấy hôm trc, rất có tâm nghen)
#nguyngocnhu
Xin hay nhất ạ
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Mở đầu bài thơ là hình ảnh ẩn dụ rất đặc biệt và rất ấn tượng, có một không hai của nhà thơ khi ví người phụ nữ như chiếc bánh trôi nước:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Từ trước đến nay ai cũng biết đến chiếc bánh trôi quen thuộc có màu trắng làm từ bột nếp, thường xuất hiện trọng dịp lễ tết hàn thực của người Việt Nam. Chiếc bánh có hình tròn đẹp mắt. Nhà thơ đã rất khéo léo khi sử dụng hình ảnh chiếc bánh trôi so sánh với người phụ nữ Việt Nam nhằm cho thấy rằng người phụ nữ cũng trắng trẻo, đẹp đẽ, tròn đầy như chiếc bánh trôi vậy.
Với cách sử dụng cụm từ “thân em”, câu thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương gợi cảm giác quen thuộc, gần gũi và dễ hiểu. Chỉ cần đọc câu thơ là người đọc có thể hiểu ngay “thân em” ở đây không chỉ đại diện cho một người là nữ sĩ mà còn đại diện cho phụ nữ xưa.
Dù đẹp là thế, tấm lòng trong sáng là thế nhưng người phụ nữ xưa luôn gặp những truân chuyên, bất hạnh:
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Đọc đến đây, người đọc liên tưởng đến công đoạn luộc bánh trôi. Khi chi bánh vào nổi nước, chiếc bánh cứ chìm rồi lại nổi. Bà Hồ Xuân Hương liên tưởng hình ảnh chìm nổi của chiếc bánh giống như cuộc đời đầy giông tố của người phụ nữ “bảy nổi ba chìm” cứ lênh đênh, chới với, gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Cụm từ “bảy nổi ba chìm” ngắn gọn vậy thôi nhưng thật cô đọng và xúc tích.
Cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội cũ đầy bất công. Từ xưa vốn đã có quan niệm ăn sâu vào gốc rễ, tư tưởng của con người Việt đó là “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là người phụ nữ vốn sinh ra đã bị phụ thuộc, họ không được nói lên tiếng nói cá nhân, ở nhà thì phải nghe theo quyết định của cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng mất thì sống theo con. Tất cả những định kiến ấy từ lầu đời đã bóp chết đi những ước mong nhỏ bé của người phụ nữ. Bởi thế Hồ Xuân Hương mới viết “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. “Tay kẻ nặn” chính là định kiến của xã hội bất công đó, dù “rắn” hay “nát”, dù vui vẻ sung sướng hay bất hạnh khổ đau cũng là do người khác quyết định cả. Hai từ “mặc dầu” nghe thật đau đớn và xót xa. Nó thể hiện sự phó mặc cuộc đời phụ nữ trong tay kẻ khác mà không được vùng lên đấu tranh cho bản thân mình.
Nhưng dù có sống trong xã hội bất công thì người phụ nữ vẫn luôn một lòng, trọn tình trọn nghĩa:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Nhà thơ kết thúc bài thơ thất ngôn tứ tuyệt với sự ngợi ca cho tấm lòng sắt son của người phụ nữ. Hình ảnh chiếc bánh trôi dù rắn hay nát, dù khi đem vào luộc có chìm có nổi thì khi vớt ra, chiếc bánh vẫn giữ nguyên màu trắng với nhân đỏ bên trong. Hình ảnh hoán dụ tấm long son thật nhiều ý nghĩa sâu sắc. Mặc dù gặp bao gian truân, trắc trở trong cuộc sống, dù có bị vùi dập như thế nào đi nữa trong cái xã hội đầy bất công, thì người phụ nữ ấy vẫn luôn luôn giữ trọn phẩm hạnh của mình, giữ trọn đạo hiếu, trọn nghĩa phu thê.
Chỉ với một bài thơ ngắn gọn nhưng mang nhiều ý nghĩa, bài thơ đã nói lên thân phận nhỏ bé của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đấy bất công, không cho người phụ nữ được thể hiện, được nói lên tiếng nói trong lòng mình. Qua đó nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng khẳng đinh mạnh mẽ và ngợi ca những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ, dù khó khăn và gặp nhiều trắc trở, họ vẫn luôn giữ trọn nghĩa tình. Bài thơ “bánh trôi nước” dù cách xa chúng ta hàng thế kỷ, nhưng sức sống và tinh thần của bài thơ thì còn vang mãi, để lại những dư âm tốt đẹp trong trái tim người đọc.