phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà. ko chép mạng

2 câu trả lời

@danggiabao0
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu. Ông đã để lại một bài thơ Nôm rất tiêu biểu cho một kho tàng văn học Việt. Bài thơ Bạn đến chơi nhà của ông nói lên được tình người và tình bạn cũng như một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước con người rất phong phú. Bài thơ Bạn đến chơi nhà đã nói lên được một tình bạn rất thiêng liêng và sâu sắc. Bài thơ này được lấy cảm xúc của chính tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đây cũng là tâm trạng bồi hồi, vui sướng của tác giả khi ông có người bạn tri kỉ đến hỏi thăm.

Câu thơ “Đã bấy lâu nay bác đến nhà” đã nói lên một điều rằng chắc chắn người bạn tri kỉ này của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi và nhà thơ thì rất mong chờ điều đó. Trong câu thơ này thì tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là bác để thể hiện được sự thân mật và gần gũi giữa hai người, để tôn trọng tình cảm bạn bè với nhay. Cũng chỉ một câu thơ mở đầu này thôi cũng đủ làm cho người đọc cảm nhận được hết mối quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt và thân thiết đến mức nào.

$#Shi$

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về tình bạn tri kỉ của nhà thơ.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà"

Bài thơ được mở đầu bằng cụm từ “đã bấy lâu nay” chỉ thời gian, cho thấy rằng phải rất lâu rồi bác mới đến chơi nhà. Câu thơ mang giọng điệu cởi mở và chân thành, thể hiện thái độ hiếu khách của nhà thơ.

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã khắc họa hoàn cảnh sống thiếu thốn về vật chất của bản thân:

"Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Việc đi chợ rất mất thời gian cũng như không có người ở nhà tiếp bạn. Trong nhà cũng không gì để tiếp đãi bạn nữa là của ngon vật lạ: “ Ao sâu nước cả, khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà”. Ngay cả miếng trầu - thứ quan trọng nhất bởi có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Cuộc sống thiếu thốn về vật chất, ấy vậy mà không thể làm nhà thơ cảm thấy buồn bã. Giọng điệu hài hước, lạc quan khiến cho sự thiếu thốn về vật chất trở thành một điều bình thường. Tình bạn tri kỉ chẳng cần câu nệ vật chất, chỉ cần “bác đến chơi” là đã cảm thấy hạnh phúc.

Câu thơ cuối cùng càng giúp chúng ta hiểu được rõ hơn điều đó: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Cụm từ “ta với ta” từng xuất hiện trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta"

Đại từ “ta” trong cụm từ “ta với ta” đều chỉ nhà thơ. Lúc này Bà Huyện Thanh Quan chỉ có một mình nơi đèo Ngang. Bà nhớ về quê hương, đất nước mà cảm thấy đau xót, buồn bã. Sự cô đơn ấy dường như chẳng thể có ai cùng chia sẻ.

Còn trong thơ Nguyễn Khuyến, đại từ “ta” là chỉ tác giả và người bạn tâm giao. Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. Có thể thấy rằng trong hoàn cảnh thiếu thốn chẳng có lấy một thứ gì quý giá để tiếp đãi bạn bè nhưng nhà thơ và người bạn tâm giao vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã giúp người đọc cảm nhận được tình bạn tri kỉ đáng trân trọng, ngưỡng mộ của nhà thơ. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu hơn về phong cách sáng tác của Nguyễn Khuyến.