2 câu trả lời
PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ BÀI THƠ CẢNH KHUYA
Cảnh khuya là một bài thơ khá đặc biệt được chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu viết năm 1947, vào một đêm trăng đẹp ở rừng Việt Bắc, gợi lên cho người đọc biết bao nỗi niềm. Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra một cách rất sinh động bởi nó có tiếng suối, có ánh trăng và có cả những bụi hoa xinh đẹp:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một âm thanh ngân nga, trầm bồng. Có lẽ không gian đó rất yên tĩnh hay thời điểm đó là lúc mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của Bác thì khi nghe suối hát, lời hát vừa ngọt ngào, vừa quen thuộc gần gũi ấy khiến cho Bác có cảm giác như đang ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng làm mê đắm lòng người
Hình ảnh “trăng” hiện lên thật đẹp biết bao. Ánh trăng sáng len lỏi qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó đáp xuống mặt đất. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, gần gũi nhưng dưới ngòi bút của người thi sĩ tài ba, nó được nâng lên một tầm cao mới, là vẻ đẹp nghệ thuật. Chỉ với hai câu thơ sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích được Bác tô điểm thêm qua biện pháp tu từ so sánh, hay điệp ngữ “lồng” kết hợp với việc lấy động tả tĩnh đã tạo nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc. Tiếp nối những hình ảnh về cảnh vật thiên nhiên, tâm trạng của người chiến sĩ trong Bác hiện lên thật sâu sắc
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”Thiên nhiên đẹp, như một bức tranh tài hoa và tinh tế mà tạo hóa tạo nên, nhưng trước cảnh thiên nhiên, với một tấm lòng trĩu nặng lòng thương đời, thương dân, yêu nước Bác vẫn không ngủ được, vẫn thao thức, bồn chồn. Bác chưa ngủ. chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Như vậy, nỗi lo lắng của Bác còn làm hiện lên một vẻ đẹp mới trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đó là, dù đang bận việc nước, lo việc dân, kháng chiến còn trường kì gian khổ đấy nhưng Bác vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu, một sự tri âm đồng điệu. Nhưng thiên nhiên tuyệt nhiên không làm sao nhãng tấm lòng của một người lãnh tụ đối với nước, với đời. đó là chất chiến sĩ trong con người của Bác. Như vậy chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn, đã tạc nên hình tượng Bác giao hòa, hòa thắm trong vẻ đẹp của người chiến sĩ- thi sĩ, giữa cái tài-cái tâm lớn. Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.
Minh gửi bạn ạ, bài mình viết sẵn r nên cop nhanh thôi chứ k cop mạng đâu ạ
#nguyngocnhu
Xin hay nhất ạ
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.