Phân tích tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn, thơ Tiếng gà trưa Nhanh giúp mình vsss

2 câu trả lời

Khổ đầu :

Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "nghe"

Tác dụng: nhấn mạnh niềm vui, sự phấn chấn của người lính khi nghe thấy tiếng gà gợi về những âm thanh kỉ niệm.

Khổ cuối

Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "vì"

Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ đồng thời tạo tính nhịp điệu cho đoạn thơ. Qua đó nhấn mạnh tình yêu bà, yêu gia đình, xóm làng, mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước của người cháu.

Điệp từ “nghe” và “vì”: Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Và Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. => Điệp từ “nghe” có tác dụng khơi mở cảm xúc, thể hiện nỗi xúc động của người chiến sĩ. Điệp từ “vì” nhấn mạnh mục tiêu cao cả của người lính: chiến đấu để bảo vệ quê hương. Bảo vệ những ký ức tươi đẹp, thân thuộc, gần gũi, vì gia đình của mình. Câu thơ “Nghe bàn chân đỡ mỏi” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Người lính không chỉ nghe bằng tai mà còn “nghe” bằng cảm xúc. Tiếng gà thân thuộc khiến anh cảm thấy như lạc về tuổi thơ, thấy khỏe hơn, “bàn chân đỡ mỏi”. Con đường hành quân cũng nhờ đó mà bớt xa xôi, vất vả hơn. 2 Phép liệt kê: Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng => Tác giả như đang lạc vào dòng ký ức miên man. Từng câu thơ liệt kê miêu tả đặc điểm của đàn gà thể hiện tình cảm gắn bó, yêu thương. Bởi những con gà không chỉ là vật nuôi mà còn là người bạn, là nguồn sống của bà và cháu. 3 Phép so sánh: Lông óng như màu nắng => Hình ảnh con gà mái với màu lông đặc biệt đã in đậm trong hồi ức trẻ thơ của tác giả. Trong con mắt của trẻ nhỏ, mọi thứ xung quanh đều đẹp đẽ, lung linh. Ấn tượng ấy đã theo người lính và trở thành động lực cho anh lên đường đánh giặc.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm