Phân tích số đo về chiều dài cơ th chiều dài thân, chiều dài ruột, tỉ lệ dài ruột, vị trí miệng lược mang,thức ăn chính của cá chép theo bảng sau: Toàn dài (L)-cm: Thân dài (Lo)- cm: Vị trí miệng: Lược mang ( cho hình ảnh cụ thể): Tỉ lệ dài ruốt/L: Thức ăn chính là cá hiền , cá dữ hay cá ăn tạp: Có ai có thông tin mấy cái trên hay đã thực làm bảng này rồi giúp em với ạ, do không biết thực hành tại nhà nên chưa làm được ạ =(((( cá chép hay cá gì đều được ạ

1 câu trả lời

Đáp án:Cũng như các động vật khác; bộ máy tiêu hoá của cá bắt đầu từ miệng và kết thúc tại hậu môn. Miệng cá thường không có răng; chỉ có cá dữ xung quang xương khẩu cái, vòng quanh miệng (cả trên và dưới) có hàng răng nhỏ, sắc, nhọn, làm nhiệm vụ bắt, giữ mồi. Vì không có răng; cá không có động thái “nhai” thức ăn. Một số loài cá có “răng hầu” (là hàng răng ở sâu phía trong xoang miệng cá, nằm cạnh gốc các xương cung mang của cá, giúp đưa thức ăn xuống ruột, một số loài cá (như chép, trắm đen) dùng hàng răng này để nghiền vỡ vỏ ốc), cá trắm cỏ để cắt ngắn cỏ thành các đoạn ngắn. Nhưng cá không có răng (kiểu “răng hàm”) để nghiền nát thức ăn. Bởi vậy, thông thường cá “nuốt chửng” thức ăn. Cá cũng không có tuyến nước bọt để giúp tiêu hoá ngay từ đầu. Có sự tương quan khá chặt chẽ, thành quy luật giữa vị trí miệng cá và tính ăn của chúng. Miệng cá có 3 dạng vị trí so với trục giữa thân cá (ta tưởng tượng ra) là miệng trên, miệng giữa và miệng dưới: Cá ăn phù du, thường có miệng trên và miệng giữa (như cá ngão, cá mương, cá mè), cá ăn đáy ắt phải có miệng dưới (như cá chiên, cá trôi, cá mrigal, cá chép).

Cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) là loài cá trơn có giá trị kinh tế cao thuộc họ Plotosidae, bộ Siluriformes. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cá ngát chưa nhiều và tập trung chủ yếu vào cá lớn. Đề tài được thực hiện nằm bổ sung thêm những thông tin về đặc điểm hình thái giải phẩu và đặc điểm phân bố của cá ngát làm cơ sở cho cho những nghiên cứu tiếp theo về sản xuất giống và ương nuôi đối tượng này. Mẫu cá ngát được thu định kỳ mỗi tháng một lần từ tháng 01/2009 đến 05/2009 tại ba địa điểm trên tuyến sông Hậu là Vàm Nao (An Giang), Thốt Nốt (Cần Thơ) và Trần Đề (Sóc Trăng). Mẫu cá được bảo quản lạnh và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy cá ngát có thân thon dài. Đầu dẹp bằng, đuôi dẹp bên. Miệng rộng. Mắt nhỏ. Phần trán giữa hai mắt rộng. Có 4 đôi râu, râu mũi kéo dài qua khỏi mắt. Có 2 vi lưng, vi lưng thứ nhất có gai cứng (gai độc), gốc vi lưng thứ hai dính liền với vây đuôi và vây hậu môn. Tỷ lệ đường kính mắt, khoảng cách mắt và độ rộng đầu so với chiều dài chuẩn của cá con lớn hơn cá trưởng thành. Sự biến đổi cỡ miệng và chiều dài có mối tương quan thuận. Về mặt tỷ lệ thì độ rộng miệng tăng nhanh hơn so với mức tăng chiều dài cơ thể. Cá ngát thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về động vât. Giá trị RLG trung bình của cá ngát khoảng 1,08 và tăng theo sự gia tăng trọng lượng cơ thể. Cá dưới 5g chỉ số này chỉ khoảng 0,5, những con cá trên 15g có RLG bằng 1,129. Ruột cá lớn có nhiều nếp gấp hơn cá con. Cá ngát hô hấp chủ yếu bằng mang và một phần qua da. Mẫu cá ngát thu ở nước ngọt có đầu tương đối to hơn đầu của cá nước lợ cùng kích cỡ. Cá ngát sống được cả trong nước ngọt và lợ mặn. Môi trường sống yếu của cá là vùng cửa sông và những đoạn sông lớn với pH dao động từ 7,39-7,98 và lưu tốc nước biến động từ 0,11-0,2 m/s. Cá ngát có tập tính đào hang. Hang cá ngát lớn, sâu và có từ 2 đến 8 nhánh.

Giải thích các bước giải:

???

Câu hỏi trong lớp Xem thêm