phân tích biểu đồ 7.3 trang 24 sgk địa 7

2 câu trả lời

* Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

+ Biên độ nhiệt năm lớn (ở Hà Nội là 130C; Mum-bai là 50C).

+ Nhiệt độ có sự biến động theo mùa trong năm

- Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm.

+ Mưa phân mùa rõ rệt: các tháng mùa mưa tập trung từ tháng 6 – 10, chiếm > 80% lượng mưa cả năm.

* So sánh hai trạm khí hậu Hà Nội và Mum-bai:

a) Giống nhau

- Không có tháng nào nhiệt độ quá thấp.

- Mưa tập trung vào 1 mùa (từ tháng 6 đến tháng 10).

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa.

b) Khác nhau

- Về nhiệt độ :

+ Hà Nội có tới 3 tháng nhiệt độ dưới 20°C, mùa hè nhiệt độ tháng cao nhất lên đến 30°C, biên độ nhiệt năm dao động tới 12- 13°C.

+ Mum-bai không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 23°C ⟶ nóng quanh năm, có 2 cực đại.

- Về lượng mưa : Mum-bai lượng mưa lớn, hầu như chỉ tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, mùa khô rất sâu sắc. Hà Nội, mùa khô không quá khô.

nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8 độ lượng mưa trung bình năm khoảng 100ml nhưng tùy vào vị trí gần hay xa biển
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

các bạn giúp mình với hứa vote 5* Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Cuối xuân, chỉ còn một vài vệt rét mỏng manh vương vãi, rải rác trên các bờ ao, góc vườn, ngõ xóm,... Cuối xuân, cũng là mùa hoa của hoa sầu đồng phơn phớt tím bung nở như dấu hiệu để gọi màu tìm bằng lăng, màu đỏ hoa phương đua sắc rực rỡ giữa trời hè. Tất cả đều lặng lẽ nhưng rạo rực. Trong khi ấy, một tiếng ve nhẹ nhàng, trong vắt, đứt quãng vang lên một cách rụt rè. Tiếng ve đơn độc như đang thứ giọng gọi mùa hè, mùa thi của học trò sắp đến rồi. Hình như tuổi thơ, tuổi học trò mới chú ý lắng nghe tiếng ve kêu, nên tiếng ve đơn độc kia đã khẽ khàng đẩy đưa tâm hồn trẻ thơ vào bức tranh chớm hạ. (Trích Tiếng ve gọi mùa - Ngô Văn Cừ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Câu 4 (2,0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn văn trên.

2 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước