Phần 1 : Đọc bài sau và trả lời câu hỏi Chiếc Bát chẻ đôi Đồng chí liên lạc đi công văn 10h đêm mới đến.Gọi Bác mang ra 1 bát,1 thìa con.Rồi Bác mang 1 bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xé 1 nửa cho đồng chí liên lạc. -Cháu ăn đi Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại,lại có tiếng đẳng hắng bên ngoài,Bác giục: -Ăn đi, Bác cùng ăn..... Cảm ơn Bác,đồng chí liên lạc ra về,ra khỏi nhà sàn,xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin: -Cậu chán quá.Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất 1 nửa . -Khổ quá,anh ơi! Em có sung sướng gì đâu.Thương Bác,em vừa ăn vừa rơi nước mắt,nhưng không ăn lại sợ bác không vui,mà ăn thì biết cái chắc là anh mắng mỏ em rồi. Câu 1(1,0đ) chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài văn Câu 2(1,0đ)trong câu “Ra khỏi nhà sàn,xuống sân,đồng chí dưỡng cấp vào vai anh lính thông tin” Em hãy chuyển đổi câu chủ động thành bị động Câu 3(1,0đ)Ý nghĩa của câu chuyện trên 2 Tập Làm Văn (7,0đ) Sinh thời Bác Hồ dạy Đoàn kết,đoàn kết,đại đoàn kết Thành công,thành công, đại thành công Em hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên

1 câu trả lời

2. Tập Làm Văn

Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn, là người tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân. Người luôn chăm lo, nhắc nhở phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt, Bác kêu gọi: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". 

Dân gian có câu chuyện rất hay về tinh thần đoàn kết: Câu chuyện bó đũa. Câu chuyện như một lời giải thích, một sự chứng minh cụ thể đầy sức thuyết phục về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Đoàn kết là kết hợp các phần tử nhỏ lẻ hoặc nhiều bộ phận thành một khối thống nhất. Từ sự đoàn kết, gắn bó trong gia đình, Bác Hồ, trong lời kêu gọi của mình, đã nhấn mạnh toàn dân phải đoàn kết, đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thật sự. Tức là, toàn dân phải muôn người như một, đồng tâm, đồng sức, trong cuộc sống hàng ngày, trong xây dựng và đấu tranh. Thành công là đạt được kết quả, đạt được ý muốn, đạt được cái mình đã đề ra. Trong cuộc sống, trong đấu tranh xây dựng và giữ gìn đất nước, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh và sẽ giành được thắng lợi to lớn, rực rỡ.

Sở dĩ đoàn kết sẽ dẫn đến thành công, thắng lợi to lớn vì đoàn kết sẽ tập hợp được đông đảo quần chúng, phát huy được sức mạnh, tiềm năng to lớn, tạo nên sức mạnh vĩ đại có thể dời non, lấp biển, có thể đập tan mọi lực lượng thù địch.
Trong lao động sản xuất, nhờ đoàn kết, chung sức, người xưa mới có thể chống lại sự tàn phá của thiên nhiên. Càng phát triển, nhờ đoàn kết con người mới đủ sức lao động, đủ khả năng để làm nhiều công trình to lớn giải quyết nhiều vấn đề do thực tế sản xuất, nghiên cứu khoa học đặt ra.

Lời dạy của Bác Hồ đã được thực tế chứng minh, khẳng định sự đúng đắn của chân lí cuộc sống: đoàn kết là sức mạnh. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc từ hàng ngàn năm nay còn ngời sáng tinh thần đoàn kết toàn dân của Hội nghị Diên Hồng đời Trần. Vua Trần anh minh nhân từ, Tiết chế quốc công Hưng Đạo Vương tài ba đã dựa vào tinh thần toàn dân đoàn kết nhất trí mà ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên, tạo nên hào khí Đông A của đất Việt mãi mãi ngời sáng. Tiếng hô “Quyết đánh” của các bô lão, tiếng vang dậy đất “Sát Thát” của ba quân, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của Hoài Văn Hầu - Trần Quốc Toản... chính là thể hiện đậm nét khối đoàn kết toàn dân đó.

Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Hội nghị thống nhất Việt Minh - Liên Việt; khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của hai cuộc kháng chiến đánh Pháp, đuổi Mĩ, giành lại toàn vẹn non sông.
Trong lao động sản xuất xây dựng đất nước, nhờ sự đoàn kết, hợp tác, nhân dân ta đã xây dựng được những công trình to lớn như cầu Thăng Long, nhà máy thủy điện Sông Đà, Trị An, Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vũng Tàu, đường dây 500KV... Cũng do đoàn kết mà nhân dân các địa phương trong cả nước đã xây dựng được những công trình kinh tế, văn hóa phục vụ cho đời sống của địa phương mình như việc kéo đường điện sáng về xã vùng cao Suối Giàng (Yên Bái), xây dựng thành công hồ chứa nước Kẻ Gỗ (Nghệ Tĩnh), trồng được hàng ngàn hécta dâu, cà phê ở vùng kinh tế mới Lâm Hà (Lâm Đồng), nạo vét hàng trăm ki-lô-mét kênh, mương ồ Phụng Hiệp, ô Môn (Cần Thơ) đưa nước phù sa sông Hậu về tưới mát cho hàng ngàn hécta lúa, mía xanh tốt...

Khẩu hiệu kêu gọi đoàn kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công của Bác Hồ trong thời kì kháng chiến đã cổ vũ cả dân tộc đoàn kết, chiến đấu, là luồng gió mát thổi vào lòng người niềm tin ở sức mạnh của mình, của đất nước mình. Toàn dân ta không phân biệt già trẻ, gái trai, nông dân, công nhân, trí thức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ kháng chiến... đoàn kết một lòng trong Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lập nên chiến công hiển hách chấn động địa cầu, rạng rỡ Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng và đổi mời đất nước hiện nay, khẩu hiệu đoàn kết cua Bác đã xóa bỏ được tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, nhân dân cả nước ta đoàn kết xây dựng một nước Việt Nam mới giàu đẹp, cố gắng nhanh chóng theo kịp bè bạn gần xa ở Đông Nam Á và thế giới.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

các bạn giúp mình với hứa vote 5* Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Cuối xuân, chỉ còn một vài vệt rét mỏng manh vương vãi, rải rác trên các bờ ao, góc vườn, ngõ xóm,... Cuối xuân, cũng là mùa hoa của hoa sầu đồng phơn phớt tím bung nở như dấu hiệu để gọi màu tìm bằng lăng, màu đỏ hoa phương đua sắc rực rỡ giữa trời hè. Tất cả đều lặng lẽ nhưng rạo rực. Trong khi ấy, một tiếng ve nhẹ nhàng, trong vắt, đứt quãng vang lên một cách rụt rè. Tiếng ve đơn độc như đang thứ giọng gọi mùa hè, mùa thi của học trò sắp đến rồi. Hình như tuổi thơ, tuổi học trò mới chú ý lắng nghe tiếng ve kêu, nên tiếng ve đơn độc kia đã khẽ khàng đẩy đưa tâm hồn trẻ thơ vào bức tranh chớm hạ. (Trích Tiếng ve gọi mùa - Ngô Văn Cừ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Câu 4 (2,0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn văn trên.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước