Phần 1 : Đọc bài sau và trả lời câu hỏi Chiếc Bát chẻ đôi Đồng chí liên lạc đi công văn 10h đêm mới đến.Gọi Bác mang ra 1 bát,1 thìa con.Rồi Bác mang 1 bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xé 1 nửa cho đồng chí liên lạc. -Cháu ăn đi Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại,lại có tiếng đẳng hắng bên ngoài,Bác giục: -Ăn đi, Bác cùng ăn..... Cảm ơn Bác,đồng chí liên lạc ra về,ra khỏi nhà sàn,xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin: -Cậu chán quá.Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất 1 nửa . -Khổ quá,anh ơi! Em có sung sướng gì đâu.Thương Bác,em vừa ăn vừa rơi nước mắt,nhưng không ăn lại sợ bác không vui,mà ăn thì biết cái chắc là anh mắng mỏ em rồi. Câu 1(1,0đ) chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài văn Câu 2(1,0đ)trong câu “Ra khỏi nhà sàn,xuống sân,đồng chí dưỡng cấp vào vai anh lính thông tin” Em hãy chuyển đổi câu chủ động thành bị động Câu 3(1,0đ)Ý nghĩa của câu chuyện trên 2 Tập Làm Văn (7,0đ) Sinh thời Bác Hồ dạy Đoàn kết,đoàn kết,đại đoàn kết Thành công,thành công, đại thành công Em hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên

1 câu trả lời

I-Đọc hiểu

Câu 1:

-PTBĐ chính của bài văn là: Tự sự

Câu 2:

“Ra khỏi nhà sàn, xuống sân ,đồng chí dưỡng cấp bấm vào vai anh lính thông tin”

→Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, anh lính thông tin bị đồng chí dưỡng cấp bấm vào vai

Câu 3:

-Ý nghĩa: Nói về tình thương yêu của Bác đối với các chiến sĩ cách mạng, về đức tính giản dị, không ngại vất vả, cảm thông với những nỗi vất vả của nhân dân.

II-Tập làm văn

 Chúng ta không thể phát triển như ngày nay nếu không có sự đoàn kết với nhau để cùng xây dựng lên những điều lớn lao vĩ đại mà 1 người chắc chắn không thể nào làm được. Đoàn kết không chỉ trong gia đình, anh em, hàng xóm, quê hương đất nước. Mà đoàn kết trên mọi mặt, khi có đoàn két thì thành công rất dễ dàng đến với chúng ta với xác xuất lớn hơn rất nhiều. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói:

                                     "  Đoàn kết,đoàn kết,đại đoàn kết
                                 Thành công,thành công, đại thành công "

Bác Hồ, trong lời kêu gọi của mình, nhấn mạnh toàn dân phải đoàn kết, đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thực sự. Tức là, toàn dân phải muôn người như một, đồng tâm, đồng sức, trong cuộc sống hàng ngày, trong xây dựng và đấu tranh. Thành công là đạt được kết quả, đạt được ý muốn, đạt được cái mình đã đề ra. Trong cuộc sống, trong đấu tranh xây dựng và giữ gìn đất nước, nếu đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh và sẽ giành được thắng lợi to lớn, rực rỡ. Bác đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để có thể học hỏi và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam ta. Bác đi và thực sự đã sống cuộc sống của người thợ và am hiểu được học cần gì, muốn gì. Và hơn hết ở Bác luôn luôn thấu hiểu được sự cần thiết của tinh thần đoàn kết. Đặc biệt hơn là để chống các thế lực thù địch hùng mạnh thì lại càng cần phải đoàn kết hơn nữa.

Vậy tại sao đoàn kết lại làm nên thành công? Đó là bởi lẽ đoàn kết là khi cả một tập thể, cả một cộng đồng đồng lòng đồng sức, cùng chung lý tưởng, cùng chung một mục đích. Sức mạnh tập thể là một sức mạnh lớn lao, vĩ đại, có thể tạo nên những kỳ tích và thay đổi lịch sử. Ví như sức mạnh toàn quân toàn dân Việt Nam ta xuyên suốt mấy nghìn năm Bắc thuộc, trải qua bao nhiêu cuộc chiến đấu đẫm máu, dù quân ta không mạnh bằng quân địch, dù ta thô sơ lạc hậu về vũ khí, nhưng nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, vua tôi một lòng, chúng ta vẫn giữ vững và bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc, không run sợ trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào.Dân gian có câu chuyện rất hay về tinh thần đoàn kết: Câu chuyện bó đũa. Câu chuyện như một lời giải thích, một sự chứng minh cụ thể đầy sức thuyết phục về tinh thần đoàn kết; Đoàn kết là kết hợp các phần tử lẻ tẻ hoặc nhiều bộ phận lại thành một khối thống nhất.

Không chỉ trong việc chiến đấu chống giặc, trong lao động sản xuất, nhờ đoàn kết, chung sức người xưa mới có thể chống lại các thế lực tàn phá của thiên nhiên thời buổi hoang sơ giữa sóng gầm, bão tố, giữa mịt mùng, âm u của núi rừng. Càng phát triển, con người nhờ đoàn kết mới đú sức lao động, đủ khả năng để làm nhiều công trình to lớn, giải quyết nhiều vấn đề do thực tế sản xuất, nghiên cứu khoa học đề ra. Nhờ sự đoàn kết, hợp tác, nhân dân ta đã xây dựng được những công trình to lớn như cầu Thăng Long, Nhà máy thủy điện Sông Đà,......

Đoàn kết tạo nên sức mạnh lớn lao, tạo nên thành công. Và đại đoàn kết sẽ tạo nên đại thành công. Đoàn kết và thành công là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết và tương trợ lẫn nhau. Chính vì vậy, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân cùng nhau đồng lòng, hợp sức để đánh tan mưu lược của kẻ thù để bảo vệ độc lập dân tộc, giành lại độc lập tự do. Lời kêu gọi của Bác cũng như một lời nhắn nhủ, răn dạy con cháu các thế hệ sau này biết đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để bảo vệ Tổ Quốc vững mạnh, xây dựng dân tộc ngày một phát triển.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

các bạn giúp mình với hứa vote 5* Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Cuối xuân, chỉ còn một vài vệt rét mỏng manh vương vãi, rải rác trên các bờ ao, góc vườn, ngõ xóm,... Cuối xuân, cũng là mùa hoa của hoa sầu đồng phơn phớt tím bung nở như dấu hiệu để gọi màu tìm bằng lăng, màu đỏ hoa phương đua sắc rực rỡ giữa trời hè. Tất cả đều lặng lẽ nhưng rạo rực. Trong khi ấy, một tiếng ve nhẹ nhàng, trong vắt, đứt quãng vang lên một cách rụt rè. Tiếng ve đơn độc như đang thứ giọng gọi mùa hè, mùa thi của học trò sắp đến rồi. Hình như tuổi thơ, tuổi học trò mới chú ý lắng nghe tiếng ve kêu, nên tiếng ve đơn độc kia đã khẽ khàng đẩy đưa tâm hồn trẻ thơ vào bức tranh chớm hạ. (Trích Tiếng ve gọi mùa - Ngô Văn Cừ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Câu 4 (2,0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn văn trên.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước