Phải nói về Huế có chứa những từ ngữ địa phương sưu tầm những câu cá dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương mình, mang tính địa phương Huế ( có từ răng, ni, rứa,..) 15 câu ***Huế nha

1 câu trả lời

Bạn tham khảo nhé:

1. "Đường vô xứ Huế quanh quanh

     Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"

2. "Đi mô củng nhớ quê mình

     Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh"

3. "Con quạ hắn đậu chuồng heo
     Hắn kêu ơi mụ Sỏi bánh bèo đã chín chưa?"

4. "Sông mô trong bằng sông An Cựu
     Hói mô quanh quẹo bằng hói Châu Ê"

5. "Răng đen sì giống Huế
     Mắt trắng dã tựa Chà Và
     Ưng ai đất nước ông bà:
     Khiến cho tôi ở vậy
     Hủ hỉ với mẹ già vui hơn!"

6. "Ai thả câu nơi Cồn Hến
    Ai cất rớ bên bến Trà Nhiêu
    Hỏi thăm cá ít hay nhiều
    Cho mua một mớ nấu riêu cho mẹ già"

7. "Em khôn anh hỏi rễ đa

     Em đần em hỏi cỏ à cũng thông"

8. "Bao giờ cạn lạch Đồng Nai

     Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời ngoài"

9. "Đánh giặc thì phải đánh giữa sông

     Chớ ta đánh trong cạn phải chông mà chìm.

     Đôi ta bắt gặp nhau đây

     Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang"

10. "Ngó lên trên trời, ngó cao trăm trượng

       Ngó xuống dưới biển, sóng lượn ba đào

       Mấy lâu ni lòng những ước ao

       Viếng thăm không đặng, gởi thơ vào đã thấu chưa?"

11. "Đêm khuya cầm bốn tao nôi,

       Tao thẳng, tao dùi, tao nhớ, tao thương!"

12. "Ơi o bán cốm hai lu,
       Có về An Thuận cho tui về cùng"

13. "Từ ngày Tây chiếm đế đô
       Sưu cao thuế nặng biết chừng mô hỡi trời
       Còn thêm một nỗi đổi dời
       Quan trên ỷ thế nhiều lời hiếp dân"

14. "Chỉ còn lại tiêu sơ buồn Núi Ngự
       Vắng tiếng cười nghiêng ngả đất Thần Kinh!"

15. "Đường về Vĩ Dạ đằng trong
       Uy nghi tráng lệ, lòng không muốn về
      Quên rồi giọng nói mô tê
      Anh ni lạ rứa, theo kề doọc ghê"

       

      

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bây giờ ai ai cũng bận sắm sửa chuẩn bị cho ngày Tết đầu năm. Tết ngày nay không còn như ngày trước nữa, bởi có lẽ thời gian đã làm mai một, phai mờ đi nhiều giá trị đặc trưng của quá khứ. Tết ngày xưa là dịp được hội ngộ với bà con, bạn bè đã lâu không gặp, để rồi tay bắt mặt mừng, cùng ngồi xuống, hàn huyên kể cho nhau nghe về một năm đã qua. Thời của ông bà, bố mẹ chúng tôi, nhắc đến Tết là nhắc đến tiếng pháo nổ đôm đốp giòn tan trước cửa nhà nhà ngày đầu năm, nhắc đến những lúc cả nhà cùng nhau gói bánh, ngồi canh bếp lửa và hàn huyên đủ thứ chuyện bên nồi bánh chưng. Tuy một vài trong những đặc trưng Tết này đã không còn nhưng mỗi khi nhắc lại, không một ai là không bồi hồi nhung nhớ về một thời đã qua. Háo hức nhất vẫn là lũ trẻ con chúng mình. Chỉ khi Tết đến, mới có lý do chính đáng để xin bố mẹ sắm đồ mới, được đi du xuân, thăm chúc Tết họ hàng cùng bố mẹ và nhận những bao lì xì mừng tuổi đỏ chót. Tết ngày nay dường như lũ trẻ mất hẳn niềm vui hóng Tết bởi đã được ăn ngon mặc đẹp quanh năm, nếu có cũng chỉ là mong Tết để được nghỉ học đi du lịch. Những bao lì xì, những bộ đồ mới vẫn khiến chúng háo hức, tuy nhiên mức độ cũng giảm đáng kể bởi các em không còn thiếu thốn như xưa. Tết nay cũng không còn mấy gia đình tự làm bánh chưng nữa mà chủ yếu là đi mua ngoài hàng, vừa tiện lại có nhiều mẫu mã lựa chọn. Ngày nay, muốn chúc tết ai, người ta chỉ cần cầm chiếc điện thoại di động lên, nói qua loa vài câu, hay nhắn vài dòng tin là đã làm xong “nhiệm vụ” lễ nghĩa. Không còn phải đến tận nhà, trực tiếp nói câu chúc như ngày xưa nữa. Tết nay không chỉ ngược xuôi những chuyến đi về của công nhân, sinh viên về quê ăn Tết mà còn là những chuyến đi xa của những người dư giả như món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm học tập và làm việc căng thẳng. Nhiều người cảm thấy không còn sự hào hứng, đón chờ Tết như ngày xưa nữa. Vì đã trưởng thành hay Tết đang nhạt dần? Tôi cũng chẳng rõ nữa. Đấy còn tùy vào cái nhìn và cách cảm nhận của mỗi người. Riêng tôi thì vẫn háo hức mong chờ Tết, để đêm 30 lại cùng cả nhà xem Táo Quân, để được sum họp cùng gia đình và để được trao nhau những yêu thương ngọt ngào không bao giờ dứt. Cuộc sống ngày càng hiện đại phát triển, ngày Tết cũng vì thế mà có không ít sự thay đổi. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn luôn ghi nhớ, hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi người. (Theo nguồn Internet) Câu 1: Xác định kiểu bài và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

7 lượt xem
2 đáp án
22 giờ trước