Nơi sống, tác hại, đại diện của 1 số giun tròn. Khái niệm về sự nhiễm giun Cách phòng trừ và cơ chế lây nhiễm

2 câu trả lời

-Nơi sống:

Phổ biến trong nước ngọt, nước biển, và các môi trường trên đất liền, trong các môi trường này chúng thường đông hơn các động vật khác về số lượng cá thể lẫn số lượng loài, và được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau như núi, hoang mạc và rãnh đại dương.

- Tác hại:

+Gây bệnh vàng lụi ở lúa (giun rễ lúa gây ra)

+Gây ngứa ngáy ở hậu môn và mất chất dinh dưỡng (giun kim gây ra)

+Gây tắc ống mật, đau bụng, ... (giun đũa gây ra)

 

-Đại diện:

+Giun đũa

+Giun móc

+Giun rễ lúa

+Giun kim.

-Khái niệm nhiễm giun:

+Là sự xâm nhập của các ngành giun theo mọi con đường để vào cơ thể con người và gây ra các ảnh hưởng xấu hoặc bệnh cho người bị nhiễm.

-Cách  phòng trừ:

+Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Không ăn thịt sống, tiết canh, tất cả phải được nấu chín, đun sôi

+Khi đi vào vùng nước bẩn, ao, bùn, đầm lầy phải mang ủng, giày

+Giữ vệ sinh môi trường: Diệt ruồi nhặng, lăng quăng, không vứt rác bừa bãi, ...

-Cơ chế lây nhiễm:

 +Ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+Đi bộ chân đất cho ấu trùng giun chui vào cơ thể qua da.

+ Điều kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm ở nước ta đặc biệt thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại giun.

 

 

 

Nơi sống: phần lớn sống kí sinh ở động vật, thực vật và con người, một số ít khác sống tự do.

Bệnh giun tròn có thể khiến người bệnh đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn và mệt mỏi, nhiễm trùng thần kinh trung ương khiến người bệnh bất tỉnh, suy yếu, liệt tứ chi... và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các đại diện của ngành giun tròn là: Giun đũa; Giun móc; Giun rễ lúa; Giun kim... - Giữ vệ sinh môi trường: Diệt ruồi nhặng, lăng quăng, không vứt rác bừa bãi, ...

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm