Nội dung của an do thời phong kiến

2 câu trả lời

Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.

- Tác phẩm thơ, ca, kịch, sử thi: Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay. Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.

- Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/van-hoa-an-do-thoi-phong-kien-c82a13601.html#ixzz604izpyhc

Lịch sử Ấn Độ bắt đầu với thời kỳ Văn minh lưu vực sông Ấn Độ, một nền văn minh phát triển hưng thịnh tại phần Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ từ năm 3300 đến 1700 trước công nguyên. Nền văn minh thời đại đồ đá này được nối tiếp bởi thời đại đồ sắt thuộc thời kỳ Vệ Đà, thời kỳ đã chứng kiến sự nở rộ của những vương quốc lớn được biết đến với cái tên Mahajanapada. Giữa hai giai đoạn này, vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, Mahavira và Thích-ca Mâu-ni ra đời.

Cuộc xâm lăng của Ba Tư và Hy Lạp

Phần lớn vùng Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ (ngày nay thuộc vùng Đông Afghanistan và Pakistan phía Tây sông Ấn) chịu sự thống trị của đế quốc Ba Tư vào năm 520 trước CN trong suốt triều đại của Darius Đại đế và vùng đất này bị duy trì sự cai trị trong 2 thế kỷ sau đó.[14] Năm 334 trước CN, Alexandros Đại đế tiêu diệt vương triều Achaemenes, xâm lược một phần nhỏ châu Á và đế quốc Ba Tư, ông xuống tới tận biên giới Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ, tại đó ông đánh bại vua Porus trong trận Hydaspes (gần Jhelum ngày nay ở Pakistan) và xâm chiếm phần lớn Punjab.[15] Tuy nhiên, quân đội của Alexandros từ chối vượt sông Hyphases (Beas) gần Jalandhar, Punjab. Alexandros bỏ rất nhiều chiến binh Macedonia tại các vùng bị xâm chiếm; còn ông thì quay lại và hành quân xuống phía Tây Nam.

Cuộc xâm chiếm của Ba Tư và Hy Lạp đã có những tác động lớn đến nền văn minh Ấn Độ. Hệ thống chính trị của người Ba Tư đã ảnh hưởng tới sự hình thành nền thống trị trên tiểu lục địa trong tương lai, bao gồm sự điều hành của triều đại Maurya. Thêm vào đó, vùng Gandhara, thuộc Tây Afghanistan và Tây Bắc Pakistan ngày nay, trở thành một nơi pha trộn của văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Á, văn hóa Ba Tư và văn hóa Hy Lạp và đã vươn lên trở thành nền văn hóa lai căng, Hy-Phật giáo, loại hình văn hóa kết hợp giữa đạo Phật và văn hóa Hy Lạp đã duy trì cho đến tận thế kỷ thứ V CN và có ảnh hưởng đến sự phát triển nghệ thuật của phật giáo Đại Thừa.

Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ

Bước đầu tiên tiến tới độc lập và nền dân chủ kiểu phương Tây ở Ấn Độ là việc bổ nhiệm các ủy viên hội đồng người Ấn vào hội đồng tư vấn cho phó vương,[33] và việc thành lập các hội đòng tỉnh có các thành viên là người Ấn tham gia rộng rãi vào các hội đồng lập pháp.[34] Từ năm 1920 các nhà lãnh đạo như Mohandas Karamchand Gandhi đã bắt đầu tiến hành các phong trào rộng rãi chống lại British Raj. Subash Chandara Bose là một nhà đấu tranh vì tự do khác đã thành lập các lực lượng có vũ trang để chống lại nhà cầm quyền Anh. Bhagat Singh cũng là một nhà đấu tranh vì tự do, được xem là một trong những nhà cách mạng có ảnh hưởng nhất trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ. Ông thường được gọi là Shaheed Bhagat Singh (từ shaheed có nghĩa là "kẻ tử vì đạo"). Veerapandiya Kattabomman là một nhà đấu tranh vì tự do khác, người đã khởi xướng phong trào của mình chống lại nhà cầm quyền bằng cách chống sưu thuế. Các hoạt động cách mạng chống lại nhà cầm quyền Anh cũng nổ ra ở hầu khắp tiểu lục địa Ấn Độ, và những phong trào này đã giành lại được nền độc lập cho tiểu lục địa này vào năm 1947. Một năm sau, Gandhi bị ám sát. Nhưng, ông đã thành công trong việc giành lại độc lập cho tổ quốc mình.

Độc lập và chia cắt

Cùng với ước vọng độc lập, sự căng thẳng giữa người Hindu và người Hồi giáo cũng phát triển theo năm tháng. Người Hồi giáo luôn là nhóm người thiểu số, và triển vọng về một chính quyền của riêng người Hindu đã khiến họ lo ngại; họ không tin sự cai trị của người Hindu cũng chẳng kém gì sự cai trị của người Anh. Năm 1915, Mohandas Karamchand Gandhi đã thành công một cách kỳ lạ trong việc lãnh đạo sự đoàn kết giữa hai nhóm người để giành độc lập cho nước mình. Ảnh hưởng thế tục của Gandhi tới Ấn Độ và khả năng của ông trong việc giành độc lập thông qua một phong trào rộng rãi hoàn toàn không bạo lực đã làm cho ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất. Ví dụ, việc ông mặc trang phục vải thô dệt thủ công Khadi đã làm suy yếu ngành dệt của người Anh và ông đã hướng dẫn được đoàn tuần hành ra biển, nơi những người tuần hành tự làm ra muối để phản đối sự độc quyền của người Anh. Người Ấn Độ đã gọi ông là Mahatma, hay Linh hồn Vĩ đại. Người Anh đã phải cam kết rời khỏi Ấn Độ vào năm 1947.

Các lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh đã giành được độc lập vào năm 1947, sau khi phân chia thành Liên bang Ấn Độ và Lãnh thổ tự trị Pakistan. Tiếp theo và trước khi có sự chia cắt các tỉnh Punjab và Bengal, bạo động giữa người Sikh, Hindu và Hồi giáo đã bùng nổ ở một vài nơi, bao gồm Punjab, Bengal và Delhi, làm 500.000 người thiệt mạng.[35] Ngoài ra, vào thời kỳ này, người ta còn chứng kiến một trong những cuộc di cư ồ ạt nhất trong lịch sử hiện đại, với khoảng 12 triệu người Hindu, Sikh và Hồi giáo di chuyển giữa các quốc gia mới được thành lập là Ấn Độ và Pakistan.[35]