Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ ”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

1 câu trả lời

Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng:

“Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ ”.

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhận định

- Dẫn dắt vấn đề

II. Thân bài 

1. Giải thích

 - Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

 -  Cốt cách chiến sĩ

2. Bàn luận

a. Cốt cách của người chiến sĩ

- Luôn có lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh tuổi thanh xuân của bản thân vì lý tưởng, độc lập, tự do của quê hương, đất nước. 

- sự ung dung, lạc quan, luôn tin vào một tương lai tốt đẹp của bác. 

b. Tâm hồn nghệ sĩ

- Sự say mê, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên, đất nước. 

- Sự rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên, khắc hoạ thiên nhiên qua ngòi bút, câu từ mộc mạc, giản dị, quen thuộc. 

III. Kết bài

  - Đánh giá chung

  - Suy nghĩ của bản thân

Bài làm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam gặt hái nhiều thắng lợi, cho đất nước có được nền độc lập tự do như ngày hôm nay. Bên cạnh sự nghiệp hoạt động cách mạng của người, Hồ Chí Minh còn được biết đến như một thi sĩ bởi những đóng góp không nhỏ cho kho tàng thơ ca cách mạng nước nhà. Nếu những ai yêu thích những bài thơ tự Bác sáng tác thì chắc hẳn cũng đã biết về hai tác phẩm “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” chính là hai tác phẩm nổi tiếng của Bác Hồ $-$ Chủ tịch Hồ dấu yêu của đất nước ta. Có vẻ Bác rất thích làm thơ về Mặt Trăng, khi đọc hai bài thơ của Người ta đã thấy ngay những chi tiết đẹp để miêu tả về Trăng. Những cuộc chiến chống Pháp đã liên tục nổ ra từ năm 1947 đến năm 1948. Khi đó hầu như lúc nào Người cũng bận rộn, nếu có thời gian nghỉ ngơi, dù là ngắn ngủi nhưng Người đã tranh thủ để viết ra những câu thơ tinh tế đó.

 Bắt đầu bài thơ có một tựa đề rất lãng mạng $-$ Bài thơ "Cảnh khuya". Đây là một bài thơ thể loại thất ngôn tứ tuyệt `-` Một thể thơ trung đại vô cùng quen thuộc, là một trong những bài thơ tả Trăng của Bác. Như đã nói trên, khi bài "Cảnh khuya" này ra đời, Bác đã rất bận bịu, vì thế đến khuya Bác vẫn không thể chợp mắt. Bác đi ra của sổ bầu bạn với Mặt Trăng đang cô đơn. Ở hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người. Người đã ví âm thanh từ tiếng suối như một tiếng hát. Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Ở câu:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Khi đọc những câu thơ tả cảnh ở trước tâ cảm thấy Bác đã không thể ngủ vì cảnh đẹp, đó là một ý, Nhưng Bác đã thêm hai câu này để cho ta biết Bác không ngủ được là vì "lo nỗi nước nhà". Câu đó đã khiến cho người đọc sự cảm động và kính mến Bác. Vì Bác đã có những ngày tháng không ngủ vì lo cho nước, lo cho những người dân Việt Nam. Chỉ từ một bài thơ, tình cảm trong ta bỗng trỗi dậy, "Cảnh khuya" là một bài thơ đem đến cho ta bao điều lớn lao.

 Vẻ đẹp của tâm hồn Bác lại được sáng lên từ bài thơ "Rằm tháng giêng". Bài thơ được viết bằng chữ Hán cũng theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ không chỉ là một ánh văn hay dưới góc độ văn học, mà còn là một dấu mốc lịch sử quan trọng của nước nhà. Ý của bài rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "Nguyên tiêu" và cách miêu tả "Nguyệt chính viên" khiến cho người đọc có cảm giác yêu mến vầng Trăng đang toả sáng trên bầu trời ngàn sao đấy. Nếu như hình ảnh trăng khi ấy đẹp và tròn đầy, như thao thức cùng Bác vì nỗi lo cho đất nước thì giờ đây khi chiến thắng trăng vẫn ở đó, hân hoan, chia vui cùng người. Không những vậy, trăng trong ngày rằm thì chắc chắn sẽ tròn hơn những ngày bình thường, và đẹp hơn trong mắt một người đang vui, đang hạnh phúc. Điệp từ "Xuân" được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho câu thơ đầy ắp sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả bầu trời xuân. Phải chăng ánh Trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp bầu trời đêm? Ta thấy được vầng trăng trong thơ của Bác xuất hiện thật đa dạng, từ những khi một mình, thảnh thơi cho đến lúc bận rộn bàn chuyện nước. Người đang cùng những người chiến sĩ khác bàn bạc về việc quân, để tiến đến bảo vệ Tổ Quốc. Nó thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, luôn ở bên, sát cánh cùng nhau. Ngoài ra, bức tranh sáng rọi của ánh trăng, còn thể hiện một niềm tin vững chắc về tương lai tươi sáng ở phía trước của đất nước ta. Đó là một tương lai hạnh phúc, độc lập, bình yên, như khuôn trăng tròn đầy ở trên kia. Chỉ qua bốn câu thơ mà ta đã có thể thấy được rất nhiều nhưng ngụ ý của Bác. Bác còn cho ta thấy vẻ đẹp tuyệt diệu của vầng trăng vào Ngày rằm tháng giêng - ngày chiến thắng lịch sử của dân tộc. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng, trong đó xuất hiện hình ảnh con người tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được.

 Tình yêu và sự ham muốn chiến thắng đã cho ta thấy những vẻ đẹp của Bác. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc. hai bài mà Bác sáng tác đều có những điểm đọc đáo riêng biệt. Bài thơ "Cảnh khuya" đã thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của Trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Còn bài "Rằm tháng giêng" Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt. Từ hai bài thơ trên ta biết Bác là một vị lãnh tụ tài ba, một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Dù Bác là một lãnh tụ, lãnh đạo tốt nhưng Bác vẫn có thể là một Người Cha hiền đối với các bạn thiếu nhi. Khi Bác làm thơ Bác cũng đã cất lên tiếng nói của chính mình `-` Của đất nước Việt Nam.

 Giống như Bác, hai bài thơ trên là những tác phẩm như thế. Ngắn gọn mà đầy những tình cảm, yêu thương và sự ham muốn cho dân nhân luôn ấm no. Bài thơ mang cả tâm tư của người nghệ sĩ lẫn người chiến sĩ.

Mỏi tay :V

`#`$Lin$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm