Nhận biết 4 lọ mất nhãn các chất rắn sau: Mg(HCO3)2, BaCl2, Ba(HCO3)2, MgSO4 chỉ bằng phương pháp đun nóng.
2 câu trả lời
Đáp án:
Trích mỗi chất một ít làm thuốc thử:
+) Đun nóng đến khối lượng không đổi các chất rắn đã cho
- Các chất nào khi nung tạo khí không màu (CO2) là Mg(HCO3)2 và Ba(HCO3)2 (*)
- Hai chất còn lại không có hiện tượng là MgSO4 và BaCl2
PTHH:
$Mg(HCO_3)_2 \xrightarrow{t^o} MgO + 2CO_2↑ + H_2O$
$Ba(HCO_3)_2 \xrightarrow{t^o} BaO + 2CO_2↑ + H_2O$
+) Hòa tan chất rắn thu được sau khi nung của nhóm (*):
- Chất rắn nào tan là BaO ⇒ chất ban đầu là Ba(HCO3)2
- Rắn còn lại không tan là MgO ⇒ Mg(HCO3)2
PTHH: $BaO + H_2O \to Ba(OH)_2$
+) Để nhận biết hai chất còn lại ta dùng dung dịch Ba(OH)2 vừa thu được ở trên:
- Chất nào tan sau đó tạo kết tủa trắng là MgSO4,
- Dung dịch còn lại là BaCl2 không có hiện tượng.
PTHH: $MgSO_4 + Ba(OH)_2 \to BaSO_4↓ + Mg(OH)_2$
Đun nóng các dd. 2 muối hidrocacbonat tạo kết tủa
Mg(HCO3)2 -> MgCO3+ CO2+ H2O
Ba(HCO3)2 -> BaCO3+ CO2+ H2O
Lấy 2 kết tủa này, nung đến khi khối lượng k đổi, sau đó thả vào nước (từ dd). BaO tan, chất ban đầu là Ba(HCO3)2, còn lại là Mg(HCO3)2.
MgCO3 (t*)-> MgO+ CO2
BaCO3 (t*)-> BaO+ CO2
BaO+ H2O -> Ba(OH)2
Lấy dd Ba(OH)2 nhỏ vào 2 dd còn lại. MgSO4 có kết tủa, dd kia là BaCl2.
Ba(OH)2+ MgSO4 -> BaSO4+ Mg(OH)2