Nhà thơ Xuân Diệu đã cho rằng : " thơ hay là hay cả hồn lẫn xác , hay cả bài".Qua bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ nhận định trên Mong các bạn giúp mình cảm ơn các bạn nhiều

2 câu trả lời

Lêonit Lêonop từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. Còn nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Một bài thơ hay là một bài thơ đẹp cả ở nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Thiếu một trong hai thứ, giá trị bài thơ sẽ giảm đi nhiều, thậm chí là không giá trị gì. Ý kiên của nhà thơ Xuân Diệu là một lời nhắc nhở người nghệ sĩ phải có ý thức trách nhiệm cao cả về cái đẹp hoàn hảo trong sáng tạo nghệ thuật.

     Mượn ảnh “hồn” và “xác”, Xuân Diệu muốn khẳng định cái đẹp toàn diện của thi ca và mối liên hệ khăng khít, không tể tách rời của nội dung và hình thức chả một tác phẩm thi ca; đồng thời khẳng định tầm quan trọng chả người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.“Hồn” tức là phần nội dung, là ý nghĩa của bài thơ, là cái chỉ có thể cảm nhận chứ không thể nhìn thấy. “Xác” tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ… là phần có thể nhìn thấy được.Như vậy, theo Xuân Diệu, một bài thơ hay là ở đó có sự sáng tạo độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, nó đủ sức khơi gợi ở người đọc những tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc, khó quên. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.Cái hay, cái đẹp ở hình thức có thể bắt chước được, có thể tô vẽ được còn cái hay nội dung phải là cái hay độc đáo, cái hay duy nhất. Một bài thơ có nội dung hay khi nó là tiếng nói của trái tim nhà thơ, là tiếng nói  của lương tri nhân loại.Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ như thế. Nó hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, hay bây giờ và hay đến cả mai sau. Qua bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời; là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống của dân tộc (thú chơi câu đối ngày Tết) bị tàn phai. Đó là cái hay thứ nhất và cũng là cái hay làm nên ý nghĩa nhân văn cao cả của bài thơ.Ở khổ thơ đầu, qua hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng, tác giả gửi gắm niềm kính trọng, ngưỡng mộ và nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

Ông đồ xuất hiện bên phố phường đông đúc vào mỗi dịp tết đến xuân về. Không khí mùa xuân, hình ảnh “hoa đào nở” đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Từ “lại” diễn tả sự xuất hiện đều đặn của ông đồ với mùa xuân cùng với công việc viết chữ Nho. Nét đẹp cổ kính và trang nghiêm của ngày tết, kết hợp với hình ảnh ông đồ với chữ thánh hiền khiến cho bức tranh gây được tình cảm kính trọng và gần gũi biết bao.Dòng người đông đúc đều quan tâm và ngưỡng mộ, khâm phục tài viết chữ của ông đồ. (Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài). Nghệ thuật so sánh và thành ngữ “Như phượng múa rồng bay” làm toát lên vẻ đẹp của nét chữ phóng khoáng, bay bổng,… Ông đồ trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, là đối tượng của sự ngưỡng mộ. Ông nổi bậc như một pho sử sống, tài hoa và đáng kính. Đó là thời chữ Nho còn được mến mộ, nhà Nho được trọng dụng.Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng, lẻ loi giữa giữa dòng đời xuôi ngược:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”.

Mùa xuân vẫn tuần hoàn theo thời gian, vạn vật  đổi, tưởng chừng như ông đồ, một vẫn mãi cùng mùa xuân vẽ nên cuộc sống dân tộc đến muôn đời. Thế nhưng, thật tàn nhẫn, mùa xuân đã đến, phố vẫn đông người qua nhưng ông đồ đã bị lãng quên từ bao giờ. Khi văn hoa Tây phương thắng thế, nền Nho học bị thất sủng, người ta không còn mảy may quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông đồ viết, đến nền văn hoá vốn đã tồn tại đến nghìn năm qua của dân tộc. Quốc hồn, quốc túy bị xem thường và hình ảnh đại diện của nó cũng bị bứt bỏ ra khỏi tầm nhìn.Câu hỏi tu từ và biện pháp nghệ thuật nhân hóa (Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu) lan tỏa nỗi buồn, thấm cả vào những vật vô tri vô giác. Tất cả như đồng cảm với nỗi niềm của ông đồ trước con người và thời thế. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay) gợi không gian buồn thảm, vắng lặng nhấn mạnh sự lẻ loi, bẽ bàng của ông đồ…Thiên nhiên đồng cảm, còn con người thì vô tình đến đáng sợ. Một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một, chữ Nho đã trở nên lỗi thời, những người như ông đồ bị rơi vào quên lãng. Ông đồ trở thành “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Đó cũng là tiếng thở dài của thế gian trước một lớp người sắp chìm vào quá vãng.Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng, khơi gợi ở người đọc niềm thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị mai một:

“Nam nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Tết đến, xuân về, hoa đào vẫn nở nhưng không còn thấy ông đồ xưa. Sau mỗi năm ông đồ đã già và giờ đây đã trở thành người thiên cổ chăng? Sự đối lập giữ mùa xuân và ông đồ không biết hình thành từ bao giờ. Xưa rất gắn kết, giờ xa cách vô cùng. Cái khoảng cách mênh mong ấy càng khiến cho người thấy chua chát, xót thương.Câu hỏi tu từ thể hiện niềm cảm thương của tác giả cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp bị lụi tàn và không bao giờ trở lại.Bài thơ ông đồ đâu chỉ hay ở nội dung mà còn hay ở cả nghệ thuật biểu hiện. Trước hết, nhan đề bài thơ ngắn gọn nhưng gợi nhiều liên tưởng, chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. Hai tiếng ông đồ vang lên vừa gần gũi, ấm áp vừa xa lạ đến vô cùng. Ngày nay, ta đâu còn có thể trông thấy ông đồ chân thực nữa. Ông chỉ còn là hoài niệm, là nỗi nhớ thương mà dân tộc mãi còn muốn níu kéo.Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên theo dòng thời gian. Kết cấu bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời của ông đồ: Mở đầu câu chuyện ông đồ là tâm điểm mọi sự chú ý của công chúng, cùng thời gian ông dần bị quên lãng, đến cuối bài thơ ông đồ đã chìm vào quá khứ, từ đó nhà thơ bộc lộ tự nhiên niềm thương người và tình hoài cổ trước cảnh cũ người đâu.Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ. Hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Kết cấu đầu cuối tương ứng, sử dụng câu hỏi tu từ, nhân hóa, bút pháp tả cảnh ngụ tình,… gieo vào lòng người đọc niềm tiếc thương, day dứt.Giọng điệu trầm lắng, xót xa thể hiện đúng tình cảnh của nhân vật trữ tình và hồn thơ của tác giả. Nhịp thơ rộn ràng, tươi vui, lúc khoan thai, chậm rãi, lúc ngập ngừng, nghẹn nghẹn như dẫn bước người độc đi qua những trang sử của dân tộc, gieo vào lòng người nỗi ưu tư thiên cổ.Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông đồ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi niềm cảm thương chân thành đối với những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc giá trị văn hóa tốt đẹp bị lụi tàn.Câu nói của nhà thơ Xuân Diệu là bài học cho người nghệ sĩ: Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức. Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật.Đối với người đọc, cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

      Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, trở thành hồn tính, ch ữkhông phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn. Tất cả nếu được dung chứa trong một thể thức đẹp thì nó mới làm nên giá trị của bài thơ.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ ^^

                                                      Bài làm

Lêonit Lêonop từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. Còn nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Một bài thơ hay là một bài thơ đẹp cả ở nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Thiếu một trong hai thứ, giá trị bài thơ sẽ giảm đi nhiều, thậm chí là không giá trị gì. Ý kiên của nhà thơ Xuân Diệu là một lời nhắc nhở người nghệ sĩ phải có ý thức trách nhiệm cao cả về cái đẹp hoàn hảo trong sáng tạo nghệ thuật.

     Mượn ảnh “hồn” và “xác”, Xuân Diệu muốn khẳng định cái đẹp toàn diện của thi ca và mối liên hệ khăng khít, không tể tách rời của nội dung và hình thức chả một tác phẩm thi ca; đồng thời khẳng định tầm quan trọng chả người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.“Hồn” tức là phần nội dung, là ý nghĩa của bài thơ, là cái chỉ có thể cảm nhận chứ không thể nhìn thấy. “Xác” tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ… là phần có thể nhìn thấy được.Như vậy, theo Xuân Diệu, một bài thơ hay là ở đó có sự sáng tạo độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, nó đủ sức khơi gợi ở người đọc những tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc, khó quên. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.Cái hay, cái đẹp ở hình thức có thể bắt chước được, có thể tô vẽ được còn cái hay nội dung phải là cái hay độc đáo, cái hay duy nhất. Một bài thơ có nội dung hay khi nó là tiếng nói của trái tim nhà thơ, là tiếng nói  của lương tri nhân loại.Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ như thế. Nó hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, hay bây giờ và hay đến cả mai sau. Qua bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời; là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống của dân tộc (thú chơi câu đối ngày Tết) bị tàn phai. Đó là cái hay thứ nhất và cũng là cái hay làm nên ý nghĩa nhân văn cao cả của bài thơ.Ở khổ thơ đầu, qua hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng, tác giả gửi gắm niềm kính trọng, ngưỡng mộ và nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Ông đồ xuất hiện bên phố phường đông đúc vào mỗi dịp tết đến xuân về. Không khí mùa xuân, hình ảnh “hoa đào nở” đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Từ “lại” diễn tả sự xuất hiện đều đặn của ông đồ với mùa xuân cùng với công việc viết chữ Nho. Nét đẹp cổ kính và trang nghiêm của ngày tết, kết hợp với hình ảnh ông đồ với chữ thánh hiền khiến cho bức tranh gây được tình cảm kính trọng và gần gũi biết bao.Dòng người đông đúc đều quan tâm và ngưỡng mộ, khâm phục tài viết chữ của ông đồ. (Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài). Nghệ thuật so sánh và thành ngữ “Như phượng múa rồng bay” làm toát lên vẻ đẹp của nét chữ phóng khoáng, bay bổng,… Ông đồ trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, là đối tượng của sự ngưỡng mộ. Ông nổi bậc như một pho sử sống, tài hoa và đáng kính. Đó là thời chữ Nho còn được mến mộ, nhà Nho được trọng dụng.Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng, lẻ loi giữa giữa dòng đời xuôi ngược:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”.

Mùa xuân vẫn tuần hoàn theo thời gian, vạn vật  đổi, tưởng chừng như ông đồ, một vẫn mãi cùng mùa xuân vẽ nên cuộc sống dân tộc đến muôn đời. Thế nhưng, thật tàn nhẫn, mùa xuân đã đến, phố vẫn đông người qua nhưng ông đồ đã bị lãng quên từ bao giờ. Khi văn hoa Tây phương thắng thế, nền Nho học bị thất sủng, người ta không còn mảy may quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông đồ viết, đến nền văn hoá vốn đã tồn tại đến nghìn năm qua của dân tộc. Quốc hồn, quốc túy bị xem thường và hình ảnh đại diện của nó cũng bị bứt bỏ ra khỏi tầm nhìn.Câu hỏi tu từ và biện pháp nghệ thuật nhân hóa (Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu) lan tỏa nỗi buồn, thấm cả vào những vật vô tri vô giác. Tất cả như đồng cảm với nỗi niềm của ông đồ trước con người và thời thế. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay) gợi không gian buồn thảm, vắng lặng nhấn mạnh sự lẻ loi, bẽ bàng của ông đồ…Thiên nhiên đồng cảm, còn con người thì vô tình đến đáng sợ. Một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một, chữ Nho đã trở nên lỗi thời, những người như ông đồ bị rơi vào quên lãng. Ông đồ trở thành “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Đó cũng là tiếng thở dài của thế gian trước một lớp người sắp chìm vào quá vãng.Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng, khơi gợi ở người đọc niềm thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị mai một:

“Nam nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Tết đến, xuân về, hoa đào vẫn nở nhưng không còn thấy ông đồ xưa. Sau mỗi năm ông đồ đã già và giờ đây đã trở thành người thiên cổ chăng? Sự đối lập giữ mùa xuân và ông đồ không biết hình thành từ bao giờ. Xưa rất gắn kết, giờ xa cách vô cùng. Cái khoảng cách mênh mong ấy càng khiến cho người thấy chua chát, xót thương.Câu hỏi tu từ thể hiện niềm cảm thương của tác giả cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp bị lụi tàn và không bao giờ trở lại.Bài thơ ông đồ đâu chỉ hay ở nội dung mà còn hay ở cả nghệ thuật biểu hiện. Trước hết, nhan đề bài thơ ngắn gọn nhưng gợi nhiều liên tưởng, chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. Hai tiếng ông đồ vang lên vừa gần gũi, ấm áp vừa xa lạ đến vô cùng. Ngày nay, ta đâu còn có thể trông thấy ông đồ chân thực nữa. Ông chỉ còn là hoài niệm, là nỗi nhớ thương mà dân tộc mãi còn muốn níu kéo.Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên theo dòng thời gian. Kết cấu bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời của ông đồ: Mở đầu câu chuyện ông đồ là tâm điểm mọi sự chú ý của công chúng, cùng thời gian ông dần bị quên lãng, đến cuối bài thơ ông đồ đã chìm vào quá khứ, từ đó nhà thơ bộc lộ tự nhiên niềm thương người và tình hoài cổ trước cảnh cũ người đâu.Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ. Hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Kết cấu đầu cuối tương ứng, sử dụng câu hỏi tu từ, nhân hóa, bút pháp tả cảnh ngụ tình,… gieo vào lòng người đọc niềm tiếc thương, day dứt.Giọng điệu trầm lắng, xót xa thể hiện đúng tình cảnh của nhân vật trữ tình và hồn thơ của tác giả. Nhịp thơ rộn ràng, tươi vui, lúc khoan thai, chậm rãi, lúc ngập ngừng, nghẹn nghẹn như dẫn bước người độc đi qua những trang sử của dân tộc, gieo vào lòng người nỗi ưu tư thiên cổ.Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông đồ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi niềm cảm thương chân thành đối với những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc giá trị văn hóa tốt đẹp bị lụi tàn.Câu nói của nhà thơ Xuân Diệu là bài học cho người nghệ sĩ: Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức. Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật.Đối với người đọc, cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

      Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, trở thành hồn tính, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn. Tất cả nếu được dung chứa trong một thể thức đẹp thì nó mới làm nên giá trị của bài thơ. Nhận định của Xuân Diệu quả thực hết sức có lí.

                               ≈ Cho pé 5* 1 tim và câu trả lời hay nhất nha! ≈                        

Câu hỏi trong lớp Xem thêm