2 câu trả lời
-Tranh chấp quyền lợi về đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, các khoáng sản, ...
- Khác biệt về tư tưởng, định kiến tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử
- Do thế lực bên ngoài can thiệp, lực lượng khủng bố phát triển
Mâu thuẫn do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh giữa các tộc người, quốc gia dân tộc như: mâu thuẫn và xung đột lợi ích tộc người về kinh tế, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên, tàn tích nô dịch và áp bức dân tộc. Các mâu thuẫn này đang bị các phe phái, thế lực chính trị lợi dụng làm cho phức tạp thêm.
- Do âm mưu, thủ đoạn và chính sách lợi dụng, can thiệp của của tư bản, đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc đã bóc lột, nô dịch các dân tộc, chia rẽ và kích động mâu thuẫn dân tộc để chống phá cách mạng hoặc làm mất ổn định để can thiệp, kiềm chế sự phát triển của các tộc người, dân tộc. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, chúng tìm cách chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng ly khai để làm suy yếu chế độ. Chúng coi “vấn đề dân tộc” là một trọng điểm chống phá trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.
- Do sai lầm trong chính sách dân tộc của nhà nước cầm quyền. Nhiều nước giải quyết không tốt quan hệ dân tộc, duy trì quan hệ bất bình đẳng, thực hiện đồng hóa cưỡng bức, năng lực điều hành đất nước yếu kém, không có chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn để phát triển các dân tộc ít người, có sự cực đoan dân tộc, kỳ thị và phân biệt dân tộc; đàn áp các tộc người thiểu số để áp đặt quan điểm, chính sách của nhà cầm quyền.
- Do sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực, của phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế đã tác động đến quan hệ dân tộc. Các lực lượng tiến bộ trong các dân tộc, tộc người hoang mang, mất định hướng chính trị, suy giảm chủ nghĩa quốc tế, bị phân liệt, các trào lưu dân tộc chủ nghĩa phát triển. Phong trào dân tộc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội mất đi sự hậu thuẫn to lớn.
- Do hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và các yếu tố thời đại. Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa mạnh mẽ làm cho xu thế độc lập tự chủ, tự cường, ý thức tự giác tộc người được thức tỉnh và nâng cao; đồng thời, thúc đẩy cả hai xu hướng của quá trình tộc người. Trước xu thế liên kết quốc gia và khu vực tăng lên, một số lực lượng chính trị trong các dân tộc tìm mọi cách chống lại, mưu đồ lợi ích riêng làm cho các trào lưu ly khai cũng tăng lên. Các tộc người, dân tộc “thức tỉnh” ý thức về các quyền và lợi ích của mình, gia tăng đấu tranh bảo vệ các quyền lợi của họ. Mặt trái của nó dẫn đến chủ nghĩa sô vanh, dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi lên, mâu thuẫn và xung đột gia tăng.