Người dân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với tình trạng suy kiệt nguồn nước ngọt vào mùa khô, ngập lụt kéo dài vào mùa mưa. Là một nhà lãnh đạo của nước CHXHCN Việt Nam, em hãy hoạch định một con đường cụ thể giúp người dân giải quyết tình trạng trên.

1 câu trả lời

Trong khoảng 6 năm trở lại đây, tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn đi vào sâu trong đất liền cả trăm cây số. Điển hình là mùa khô năm 2016, đợt hạn, mặn lịch sử  diễn ra 9/13 tỉnh trong vùng gây thiệt hại khoảng 5.600 tỉ đồng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất với trên 160.000ha đất canh tác và khoảng 600.000 người dân bị thiếu nước sinh hoạt. Sản xuất khó khăn là một trong những nguyên nhân khiến người nông dân “bỏ đất”. Anh Nguyễn Thanh Hải ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cho biết: Nếu như trước đây nước ngọt quanh năm, hiện nay tại địa phương xảy ra tình trạng mặn xâm nhập do nước cạn, sạt lở mất diện tích đất làm người nông dân phải lao đao. Xã Vĩnh Kim vốn nổi tiếng với vú sữa Lò Rèn, hiện tại vú sữa đã chết khoảng 80%, các loại cây khác khó trồng, năng suất thấp. Nông dân có đất nhưng sản xuất không hiệu quả, không có lãi, dẫn đến nhiều người “bỏ đất” đi làm thuê mướn cho các công ty, xí nghiệp…

Được mệnh danh là vùng đất sông nước, nhưng câu chuyện thiếu nước ngọt vào mùa khô diễn ra ở nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL. Dù đã nỗ lực bằng nhiều giải pháp nhưng hiện nay tại tỉnh Cà Mau số hộ dân đang thiếu và chưa chủ động nước sinh hoạt là 9,44%, tương đương hơn 21.000 hộ; chủ yếu ở các huyện Năm Căn, U Minh, Trần Văn Thời…