Nêu văn hóa- kinh tế Thăng Long thời Trần Chú ý: Ở Thăng Long vào thời Trần

2 câu trả lời

Kinh tế:

+ Nông nghiệp: công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc, đặt chức Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê. Nhờ vậy nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

+ Thủ công nghiệp: do nhà nước trực tiếp quản lí, rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề: làm đồ gốm, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển…

+ Thương nghiệp: chợ mọc lên ngày càng nhiều ở các làng xã. Ở kinh thành Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường. Buôn bán với nước ngoài cũng phát triển, nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).

Văn hóa:

+ Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc…

+ Đạo Phật tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. Nho giáo ngày càng phát triển, có địa vị cao và được trọng dụng.

+ Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian: ca hát, nhảy múa, hát chèo, các trò chơi… vẫn được duy trì, phát triển.

+ Nền văn học (bao gồm cả chữ Hán, chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc phát triển rất mạnh ở thời Trần, làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt như: Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu…

Khi Trần Cảnh lên ngôi, nhiều điện trong Hoàng thành Thăng Long đã tan hoang vì cuộc nội chiến tranh giành quyền lực nhà Lý. Việc đầu tiên khi quyền bính về tay nhà Trần là triều đình cho xây dựng lại Hoàng thành, chỉnh đốn lại kinh thành. Tuy xây dựng lại Cung thành và Hoàng thành nhưng nhà Trần không mở rộng mà dựa trên cơ sở thành cũ của nhà Lý.

Ngoài việc xây dựng bên trong Hoàng thành, trong 175 năm tồn tại (1225 - 1400) các vua nhà Trần cũng trùng tu nhiều công trình cũ và xây mới một số công trình. Các cung điện được xây mới có quy mô hoành tráng. Tại khu vực trung tâm Hoàng thành, điện Bát Giác và Diên Hiền là nơi vua làm việc hay thết yến các quan. Sứ thần nước ngoài được đón tiếp tại điện Tập Hiền hay điện Thọ Quang.

Một công trình đáng chú ý của nhà Trần là điện Diên Hồng, nơi tổ chức hội nghị lấy ý kiến các bô lão về những việc đại sự. Khi quân Nguyên Mông đe dọa xâm chiếm Đại Việt, tại điện Diên Hồng đã diễn ra hội nghị quan trọng. Các bô lão nhất trí không chủ hòa mà chủ chiến, bất chấp vó ngựa Nguyên Mông càn lướt từ Âu sang Á.

Trên bờ nam sông Nhị Hà, năm 1237, vua Trần Thái Tông cho tôn tạo điện Linh Quang ở bến Đông Bộ Đầu (từ dốc Hàng Than đến cầu Long Biên ngày nay), gọi là điện Phong Thủy. Mỗi khi xa giá của vua từ cung ra đó, các quan đưa đón dâng trầu cau và trà, nên tục gọi là điện Hô Trà (hay Gọi Chè). Năm 1243, vua Trần Thái Tông cho trùng tu Quốc Tử Giám, năm 1253 lập Viện Quốc học. Tháng 9 năm đó, vua xuống chiếu cho vời các nho sĩ đến Viện Quốc học nghe giảng Tứ thư, Ngũ kinh. Cũng trong năm 1253, vua cho lập Giảng Võ đường, vương hầu tôn thất đều phải đến rèn luyện võ nghệ. Thăng Long thời Trần vừa sùng văn vừa trọng võ.

Về khu vực thị thành, năm 1230 vua Trần Thái Tông cho định lại phường về hai bên tả, hữu kinh thành. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tháng 3 năm Canh Dần (1230), định các phường tả, hữu hai bên kinh thành bắt chước đời trước (Lý), chia làm 61 phường”. Lần đầu tiên trong lịch sử thành văn nhắc đến số lượng phường của Thăng Long. Về việc tổ chức quản lý phần thị của kinh thành, từ năm 1230, nhà Trần đặt ty Bình Bạc (mô hình như Ủy ban Nhân dân thành phố hiện nay), năm 1265 đổi thành Đại An phủ sứ, sau đổi thành Kinh sư Đại doãn - cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó.

Năm 1394, Kinh sư Đại doãn được đổi thành Trung đô doãn nhưng chức năng, nhiệm vụ không thay đổi. Dấu tích của Kinh sư Đại doãn xưa là khu vực Bệnh viện Việt Đức ngày nay. Thị là nơi cung cấp nhu yếu phẩm cho triều đình, cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa dân gian. Chức vụ đứng đầu kinh thành được triều Trần tuyển chọn theo những tiêu chuẩn khắt khe, nhờ đó, trong 175 năm tồn tại, triều Trần đã xuất hiện nhiều viên quan vừa có đức vừa có tài như Trần Thì Kiến, Nguyễn Trung Ngạn.

Dù trải qua 3 lần chống quân Nguyên Mông, bị chiến tranh tàn phá nhưng sản xuất hàng thủ công, buôn bán đã nhanh chóng phục hồi và phát triển, kéo theo bộ mặt thành thị của Thăng Long cũng thay đổi. Kinh tế công - thương nghiệp đẻ ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân. Thời Trần, dân số kinh thành tuy chưa nhiều nhưng đã có những biểu hiện của sinh hoạt thị dân, ban đêm có các quán rượu và hoạt động nghệ thuật. Những hoạt động về đêm hấp dẫn cả vua.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Đêm đêm, vua Trần Anh Tông lại lên kiệu cùng thị vệ đi khắp kinh kỳ đến gà gáy mới trở về cung. Có đêm ra ngoài phố bị bọn vô lại ném gạch trúng đầu, người theo hầu thét lên: “Kiệu vua đấy!”, bọn chúng biết nhà vua mới tán chạy”... Tuy nhiên, vào thời Trần, Thăng Long cơ bản vẫn là thành thị kiểu nông nghiệp phương Đông.

Sinh hoạt văn hóa ở Thăng Long khá phong phú, tập trung vào ngày lễ và hội mùa. Trong cung đình có đội đánh vật, đá cầu, đấu gậy và đội ca múa chuyên nghiệp. Sử sách đời Trần còn ghi, năm 1247, có 30 thuyền buôn nhà Tống tránh quân Nguyên Mông xin tị nạn ở Thăng Long. Họ đã mở phố chợ bày bán vóc và thuốc Bắc.

Sau nhiều lần khảo sát khu vực 18 Hoàng Diệu, các nhà khảo cổ đã phát hiện những dấu tích cung điện triều Trần qua vật liệu xây dựng, đồ nội phủ. Tuy nhiên, cần tiếp tục khảo sát để thu thập chứng cứ mới, góp phần làm sáng tỏ những điểm “mờ” trong lịch sử.

Đây ạ cho xin hay nhất

Câu hỏi trong lớp Xem thêm