Nêu tình yêu của em đối với Sài Gòn qua bài (“Sài Gòn tôi yêu” - Minh Hương). Làm thành dàn ý chi tiết nha Là kiểu làm thành bài luôn rồi nhưng nhét nó vô dàn ý thôi 50đ lận nên cố gắng nha

2 câu trả lời

#Luân

DÀN Ý

1. Mở bài:

- Minh Hương tên thật là Lê Võ Đài, sinh năm 1942. Ông được mọi người biết đến với nhiều tác phẩm đặc sắc và trong số đó có tác phẩm “Sài Gòn tôi yêu”. Văn bản đã được sáng tác vào tháng 12 năm 1990, nằm trong tập tùy bút - bút kí “Nhớ Sài Gòn”. “Sài Gòn tôi yêu” là một cảm nhận sâu sắc và còn là một mối tình đằm thắm của nhà văn đối với con người và mảnh đất mà ông đã gắn bó suốt mấy chục năm

2. Thân bài:

a) Cảm nghĩ về những nét đặc trưng của Sài Gòn:

- Mở đầu bài tùy bút, nhà văn Minh Hương đã bộc lộ tình yêu nồng nàn, tha thiết đối với thành phố mang tên Bác.

- Qua ngòi bút của tác giả, Sài Gòn hiện lên là một đô thị năng động, trẻ trung so năm ngàn năm tuổi của đất nước.

- Bằng biện pháp điệp cấu trúc “tôi yêu”, cả đoạn văn ấy tựa một khúc ca tình yêu vang vọng, rộn rã, sôi sục của nhà văn.

- Minh Hương yêu mọi thứ ở Sài Gòn. Những hình ảnh, chi tiết qua cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả tưởng như đã ăn sâu vào tiềm thức, máu thịt của ông.

- Thời tiết ở Sài Gòn rất đa dạng, dễ thay đổi.

+ Đó là những giọt nắng sớm ngọt ngào, hay những cơn gió lộng buổi chiều đầy nhớ thương, hay những cơn mưa rào bất chợt đến và cũng mau dứt.

+ Khi cái tiết trời đang oi oi khó chịu, bỗng chốc lại “trong vắt như thủy tinh”.

- Tác giả yêu cả cái nét đặc trưng riêng biệt ấy của Sài Gòn. Đó là một nét đặc trưng rất độc đáo, hấp dẫn nơi thành thị nhộn nhịp đông người qua lại.

- Cái nét “riêng” của Sài Gòn không chỉ nằm ở thời tiết khí hậu mà còn ở không khí, nhịp điệu sống vô cùng đa dạng và phong phú.

+ Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, nhẹ nhàng.

+ Vào những giờ cao điểm thì lại ồn ào, náo nhiệt, dập dìu xe cộ.

+ Đêm khuya thì lại thưa thớt, yên tĩnh.

b) Cảm nghĩ về phong cách con người Sài Gòn:

- Ở đất Sài Gòn, không có người Bắc, người Trung, người Nam, người Hoa hay người Khơ-me, ... mà chỉ toàn là người Sài Gòn. Mọi người chung sống hòa hợp, không phân biệt giàu nghèo, vùng miền hay dân tộc; để cùng nhau xây dựng một đô thị văn minh và phát triển.

- Khi dành tình cảm của mình cho Sài Gòn nói chung và cho người dân nơi đây nói riêng, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ đậm đà bản sắc Nam Bộ. Những từ ngữ địa phương giản dị, mộc mạc ấy đã góp phần làm đẹp thêm hình ảnh con người Sài Gòn.

- Người dân nơi đây rất gần gũi, “ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi; phần đông ít dàn dựng, tính toán và vô cùng chân thành, bộc trực”.

- Các cô gái Sài Gòn có vẻ đẹp hồn nhiên, dễ mến, vừa mang bản sắc truyền thống lại vừa mang nét đẹp hiện đại. Họ là những bông hoa đẹp đang khoe sắc, tỏa hương góp phần làm đẹp cho chính mảnh đất này.

+ Họ đẹp ở mái tóc dài buông thõng trên lưng hay tết bím. Họ đẹp khi mang chiếc nón vải, mang giày bố hay xăng đan da, diện áo bà ba trắng và quần đen rộng. Họ đẹp với dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn. Đó là một “cái đẹp thật đơn sơ, đôn hậu”.

+ Trong giao tiếp, con gái Sài Gòn kín đáo, thanh lịch và lễ phép khiến cho bao người phải ngẩn ngơ nhớ thương. 

- Người Sài Gòn còn rất có dũng khí. Họ kiên cường, bất khuất, sẵn sàng lao mình vào khó khăn, nguy hiểm, thậm chí hi sinh cả tính mạng cho Tổ quốc mà không nghĩ đến bản thân mình; nhất là trong giai đoạn sôi sục của đất nước, xuyên suốt từ năm 1945 đến 1975.

c) Cảm nghĩ về tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn:

- Tình cảm mà tác giả dành cho Sài Gòn là một tình yêu thiết tha, sâu sắc, nồng nhiệt.

- Tình yêu này xuất phát là từ vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc và sự gần gũi, thân quen của thiên nhiên, con người và những thứ nhỏ nhoi nhất của đất Sài Gòn mang tới.

- Chắc hẳn, những điều đó là để an ủi cho nỗi nhớ thương quê nhà của những người con xa xứ lên Sài Gòn mưu sinh.

- Tình yêu của tác giả đối với mảnh đất này không chỉ là thoáng qua mà đó còn là tình yêu da diết và bền chặt. Bởi, tác giả xem Sài Gòn là quê hương thứ hai của mình, đặt vào những dòng văn những cảm xúc chân thực, đậm đà đối với Sài Gòn.

3. Kết bài:

- Sài Gòn đã có nhiều đổi thay sau khi trở thành một thành phố hiện đại, là trung tâm kinh tế của cả nước. Nhưng khi đọc xong bài tùy bút, chúng ta đã có cái nhìn nhận khác về Sài Gòn. Thành phố ấy trông thật tươi đẹp, mát dịu như làm vơi đi nỗi nhớ quê nhà của những đứa con xa xứ. Từ tình yêu thật nồng nàn giản dị đối với Sài Gòn, nhà văn Minh Hương đã nói lên mong ước của mình, ông mong muốn mọi người hãy đến đây và hãy yêu mảnh đất này giống như ông.

Chúc bạn học tốt UwU 

Dàn ý:

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Minh Hương

- Giới thiệu thể loại tùy bút

- Giới thiệu về văn bản “Sài Gòn tôi yêu” (khái quát về xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm…)

II. Thân bài

1. Ấn tượng chung và tình yêu Sài Gòn của tác giả

- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:

+ Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơm mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt

+ Thời tiết thay đổi đột ngột: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

⇒ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn

- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp:

+ Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ

+ Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn

- Tác giả bộc lộ tình yêu tha thiết, nồng nhiệt với thành phố Sài Gòn:

+ Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên đến con người

+ Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ “yêu” được lặp lại 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố.

+ Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.

2. Phong cách sống của con người Sài Gòn

- Ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi, phần đông ít dàn dựng, tính toán, chơn thành, bộc trực

- Hình ảnh các cô gái Sài Gòn:

+ Tóc: buông thõng trên lưng hoặc tết bím

+ Áo bà ba trắng, quần đen rộng

+ Mang giày bố trắng, xăng đan đa hay guốc vuông trơn

+ Khỏe khoắn, mạnh dạn, đơn sơ, hồn hậu

+ Nụ cười tươi tắn và ít nhiều thơ ngây

- Bất khuất, sẵn sàng vào khó khăn, nguy hiểm và thậm chí hi sinh cả tính mạng trong giai đoạn 1945 – 1975

- Thái độ và tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.

3. Khẳng định tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn

- Khẳng định tình yêu da diết, dai dẳng của tác giả đối với Sài GÒn

- Mong ước của tác giả: mọi người đều yêu mến Sài Gòn như tác giả

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

+ Nội dung: vẻ đẹp của thiên nhiên, khí hậu và con người Sài Gòn và tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho mảnh đất nơi đây

+ Nghệ thuật: điệp từ, điệp cấu trúc, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt…

- Cảm nhận của bản thân về Sài Gòn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm