nêu thế mạnh và hạn chế nguồn lao động? tại sao nói việc làm đang làm xã hội gay gắp nhất ở nước ta
2 câu trả lời
a) Thế mạnh
- Số lượng: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (42,5 triệu lao động năm 2005, 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.
- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:
+ Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.
- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.
b) Hạn chế :
- Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít so với sự phát triển kinh tế hiện nay.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.
* Thế mạnh, hạn chế của lao động nước ta:
- Thế mạnh:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
+ Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
- Hạn chế: Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
* Việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt nhất ở nước ta vì: Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta.
+ Khu vực nông thôn: thiếu việc làm
=> Nguyên nhân: do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.
+ Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao do lao động nông thôn kéo lên thành phố quá đông, trong khi nền kinh tế chưa phát triển nên việc làm còn hạn chế, mặt khác lao động nước ta phần lớn có trình độ chuyên môn còn thấp, không đáp ứng đủ yêu cầu của tính chất công việc.