Nêu những bài văn ví dụ về ca dao đối đáp (ngắn thôi nha mình đang làm ppf)

2 câu trả lời

- Anh có thương em thì cho em một đồng,

Để em mua gan công, mật cóc thuốc chồng em theo anh.

Và đây, lời than thở của chàng trai, cũng là lời hứa son sắt, thủy chung, chờ đợi người yêu suốt đời, suốt kiếp:

- Chờ em cho mãn kiếp chờ

Chờ cho rau muống vượt lên bờ trổ bông.

Chàng trai nhận được một câu trả lời hết sức vô tình, hờ hững của cô gái như gặp phải một gáo nước lạnh tạt vô mặt mình:

- Rau muống trổ bông lên bờ nó trổ,

Ai biểu anh chờ mà anh kể công ơn.

Quả là dí dỏm, quả là hài hước. Lời đáp của cô gái chưa hẳn là sự thật của lòng mình. Có khi cô gái chỉ bông đùa, chọc ghẹo chàng trai chút đỉnh vậy thôi. Nếu như chàng trai không lộ vẻ cau có, không tỏ ra trách hờn thì rất có thể cô gái sẽ nói năng nghiêm chỉnh lại, và hai người sẽ có dịp hàn huyên tâm sự. Biết đâu chừng, họ nên duyên cũng từ đó.

Trong ca dao trữ tình ở Nam bộ, ta sẽ còn bắt gặp nhiều câu đối đáp mang tính vui đùa, bông lơn, mà phần lớn là các cô gái thường có cách trả lời “tréo cẳng ngỗng” như thế trước lời chọc ghẹo của các chàng trai:

- Bớ chiếc ghe sau, chèo mau anh đợi,

Kẻo giông khói đèn, bờ bụi tối tăm.

...

- Bờ bụi tối tăm, anh quơ nhằm cái tộ bể,

Cưới con vợ chửa về, thổi lửa queo râu.

Trả lời như thế thì thôi khỏi phải nói! Một sự chanh chua, đanh đá hết chỗ nói. Nhưng nói năng như thế nào để các cô gái không còn chanh chua như thế nữa thì đó đích thực là do bản lĩnh và tài trí ở mỗi chàng trai.

Dù vậy, không phải chỉ có các cô gái mới có cách đáp trả một cách “phớt tỉnh ăng lê” như thế, mà ở đây đôi khi các chàng trai cũng sử dụng “chiêu” này để trả đũa các cô gái, khiến cho cô nào rơi vào trường hợp này cũng cảm thấy tức đến... cành hông.

Đây là một lời hết sức ngọt ngào, tha thiết của cô gái:

- Khế với chanh một lòng chua xót,

Mật với gừng một ngọt một cay.

Ra về bỏ áo lại đây,

Để khuya em đắp gió tây lạnh lùng.

Và đây là cách trả lời hết sức vô tình của chàng trai:

- Có lạnh lùng lấy mùng mà đắp,

Trả áo cho anh về đi học kẻo trưa.

thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh (1) Nước trong leo lẻo cá đớp cá trời nắng chang chang người trói người (2) Nghe anh hay chữ em hỏi thử đôi lời

Đố anh có biết con mèo mấy lông? (3)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước