Nêu nguyên nhân, tác hại và hậu quả của ô nhiễm không khí

2 câu trả lời

$\text{#Chớp#}$

Môi trường không khí :

$\text{ + Nguyên nhân}$ : Khói bụi của các nhà máy, khói bụi của các phương tiện giao thông thải vào không khí

$\text{Tác hại :}$

+ Làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của con người

+ Hình thành một số mầm bệnh của con người

+ Làm chết một số động vật, thực vật

$\text{Hậu quả:}$

+ Gây mưa ãit

+ Tăng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi

+ Băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao

+ Làm thủng tần ô - zôn

Nguyên nhân ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên

Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.

 

Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa

 

Ô nhiễm không khí do yếu tố con người

+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

 

Ô nhiễm không khí do công nghiệp

 

+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4

 

 

Thành phố ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

 

+ Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.

 

Hậu quả của ô nhiễm không khí

 

Đối với động – thực vật.

+ Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.

+  Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.

 + Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.

+ Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất.

 

Đối với con người.

 

Bụi:

+ Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi, nồng độ bụi, kích thước hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân.

+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp.

+ Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch…

+ Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang…

Sulfur Điôxít (SO2)và Nitrogen Điôxít (NO2): 

Sulfur Điôxít (SO2).

+ Sulphur Điôxít là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SOlà chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 (thậm chí ở nồng độ thấp) có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,…

+ SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm  ra nước bọt.

+ Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza.