nêu nguyên nhân hậu quả biện pháp của sự di dân ở đới nóng? sự gia tăng dân số gây sức ép gì ?

2 câu trả lời

Di dân ở các nước thuộc đới nóng diễn ra do nhiều nhân tố tác động : thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, sự nghèo đói và thiếu việc làm... Tình trạng di dân ở đây rất đa dạng và phức tạp.

Ở nhiều nước đới nóng, cũng là các nước đang phát triển, làn sóng nông dân di cư tự do vào đô thị tìm kiếm việc làm (vì thu nhập ờ vùng nông thôn quá thấp) đã làm cho dân số đô thị tăng nhanh, tạo sức ép lớn đối với vấn đề việc làm và môi trường đô thị.

Hạn hán thường xuyên và các cuộc xung đột tộc người không dứt là những nguyên nhân dẫn đến việc di dân tị nạn rất phổ biến ở nhiều nước châu Phi. Tình trạng này cũng diễn ra với quy mô lớn ở nhiều nước Nam Á và Tây Nam Á.

Tuy nhiên, nhiều nước đới nóng cũng tiến hành di dân có tổ chức, có kế hoạch để khai hoang, lập đồn điền trồng cây xuất khẩu, để xây dựng các công trình công nghiệp mới, phát triển kinh tế ờ các vùng núi hay vùng ven biển. Những cuộc di dân như vậy có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí)

- Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.

+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.

+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp.

Nguyên nhân là do thiên tai,chiến tranh,kinh tế chậm phát triển,nghèo đói,tìm kiếm việc làm,...

Hậu quả là dân đô thị tăng nhanh,gây sức ép tới việc làm về môi trường

Tuy nhiên ở một số nước tiến hành di dân có tổ chức,sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế,xã hội

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

các bạn giúp mình với hứa vote 5* Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Cuối xuân, chỉ còn một vài vệt rét mỏng manh vương vãi, rải rác trên các bờ ao, góc vườn, ngõ xóm,... Cuối xuân, cũng là mùa hoa của hoa sầu đồng phơn phớt tím bung nở như dấu hiệu để gọi màu tìm bằng lăng, màu đỏ hoa phương đua sắc rực rỡ giữa trời hè. Tất cả đều lặng lẽ nhưng rạo rực. Trong khi ấy, một tiếng ve nhẹ nhàng, trong vắt, đứt quãng vang lên một cách rụt rè. Tiếng ve đơn độc như đang thứ giọng gọi mùa hè, mùa thi của học trò sắp đến rồi. Hình như tuổi thơ, tuổi học trò mới chú ý lắng nghe tiếng ve kêu, nên tiếng ve đơn độc kia đã khẽ khàng đẩy đưa tâm hồn trẻ thơ vào bức tranh chớm hạ. (Trích Tiếng ve gọi mùa - Ngô Văn Cừ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Câu 4 (2,0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn văn trên.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước