Nêu hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình. Trình bày đặc điểm sống của trùng kiết lị và trùng sốt rét. Giải thích vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Nêu biện pháp phòng tránh.

2 câu trả lời

Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình:

- Trùng roi xanh :

+ Hình thức dinh dưỡng: vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng.

+ Cách di chuyển: Trùng roi di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển, thẳng tiến về phía trước .

+ Hiện tượng ngụy trang : chúng thường sống ở những nơi nguồn nước có màu xanh.

-Trùng giày :

+ Hình thức dinh dưỡng: Sống dị dưỡng bằng cách ăn các vi khuẩn và các mảnh vụn hữu cơ.

+ Cách di chuyển: Trùng giày bơi trong nước nhờ có lông mao, một loại lông nhỏ giống như mái chèo.Chúng bơi theo kiểu xoắn ốc và mò mẫn tìm đường.

+ Hiện tượng ngụy trang: Thường thấy ở dưới nước có hình dạng giống như chiếc giày.

- Trùng biến hình:

+ Hình thức dinh dưỡng: Sống dị dưỡng bằng cách ăn vi khuẩn, tảo, chất hữu cơ trong môi trường.
+ Cách di chuyển: Vận chuyên trong nước bằng các chân giả.

+ Hình thức ngụy trang: Không có hình dạng nhất định nên thường sống ở mặt bùn trong các hồ tù hay hồ nước lặng , đôi khi chúng nổi lẫn vào trong lớp ván trôn mật các ao hồ.

Đặc điểm sống của trùng kiết lị và trùng sốt rét:

-Trùng kiết lị:

+ Môi trường sống: Kí sinh ở ống tiêu hóa người.

+ Đặc điểm:

_ Dinh dưỡng: Dị dưỡng, ăn hồng cầu.

_ Di chuyển: Di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.

_ Cấu tạo: đơn giản, cơ thể chúng gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân

_ Sinh sản: Sinh sản theo hình thức phân đôi.

-Trùng sốt rét:

- Môi trường sống: Kí sinh trong máu người, thành ruột, nước bọt muỗi.

- Đặc điểm:

_ Dinh dưỡng: Dị dưỡng

_ Di chuyển: Không có bộ phận di chuyển, kí sinh cố định.

_ Cấu tạo: đơn giản, cơ thể chúng gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân

_ Sinh sản: Sinh sản vô tính khi ở cơ thể người, sinh sản hữu tính khi ở trong cơ thể muỗi.

Giải thích vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ?

Vì miền núi cây cối nhiều, nhiệt độ ẩm thấp, là điều kiện để trùng sốt rét phát triển và cũng do ý thức của người miền núi còn kém nên không có biện pháp phòng chống bệnh sốt rét thích hợp nên ở miền núi hay xảy ra bệnh sốt rét.

Biện pháp phòng tránh:
- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.

- Sử dụng một số biện pháp xua đuổi muỗi như: dung vợt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi, khi làm việc vào buổi tối cần được trang bị quần áo dài tay để đề phòng muỗi đốt.

- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv...

- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh là: là dị dưỡng

Hình thức dinh dưỡng của trùng giày: là tự dưỡng

Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình: là dị dưỡng

* Đặc điểm sống của trùng là:

- Trùng kiết lị: 

+ Kí sinh ở ruột người

+ Con đường xâm nhập: Đường tiêu hóa

- Trùng sốt rét:

+ Trong máu người, thành ruột và tuyến nước bọt của con muỗi anophen

 * Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:

- Bệnh sốt rét được lây truyền thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anophen. Ấu trùng muỗi Anophen (bọ gậy) thường phát triển tốt ở khu vực nước đọng hoặc nước chảy chậm, có ánh sáng mặt trời, có cây cỏ, rong rêu tạo độ ẩm thích hợp.

- Trong số các loài muỗi thuộc chi muỗi Anophen thì loài Anophen virus có khả năng lây truyền bệnh sốt rét cao. Loài muỗi này cũng sống chủ yếu ở rừng núi, đốt các loài linh trưởng và cả con người.

- Đồng bào miền núi thường có trình độ dân trí chưa cao,chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét lây truyền nhanh ở miền núi.

* Cách phòng tránh bệnh sốt rét:

- Mắc màn khi đi ngủ

- Diệt bọ gậy, loăng quăng

- Đậy nắp chum vại, tránh ao tù nước đọng.

- Nuôi cá ăn bọ gậy, chế phẩm sinh học diệt bọ gậy...

Chúc bạn học tốt!!

Phưno9

Câu hỏi trong lớp Xem thêm