nêu diễn biến cuộc chiếng trên sông bạch đằng lần thứ 2
2 câu trả lời
Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam.
Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến[1]), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần.[3] Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.[4]
Đại thắng này là một chiến quả của kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, mở đầu với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút. Quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân Thánh Dực dưới quyền Nguyễn Khoái (Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông bị bắt trong trận này), tiếp theo đó các vua Trần đem binh tới ác chiến, đập tan nát quân Nguyên. Tiếp theo đó, quân Trần mai phục hai bên cũng dũng vũ xông ra, tiếp tục diệt tan quân địch. Khi nước triều rút, quân Nguyên hoàn toàn lâm vào thảm họa.[1][3] Với sự hoàn tất sứ mệnh phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, toàn thắng này dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông–Đại Việt lần 3 và hoàn toàn phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên.[1] Chiến tích vẻ vang này của Trần Hưng Đạo cùng với hai vị minh quân triều Trần đã lưu danh trong lịch sử Việt Nam, và là đề tài cho nhiều tác phẩm văn học Việt Nam thời Trung đại, dưới ngòi bút của các danh sĩ Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi,...[5]
Trương Hán Siêu đã thuật lại diễn biến cuộc chiến này trong bài Phú sông Bạch Đằng như sau: "Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói/[...]/Trận đánh được thua chửa phân/Chiến lũy bắc nam chống đối/[...]/Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/Những tưởng gieo roi một lần/Quét sạch Nam bang bốn cõi/[...]/Trời cũng chiều người/Hung đồ hết lối!"
nêu diễn biến cuộc chiếng trên sông bạch đằng lần thứ 2 - Lê Đại Hành và chiến thắng Bạch Đằng năm 981
Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương bị Đỗ Thích giết chết. Đình thần tôn Vệ Vương Đinh Tuệ chỉ mới 6 tuổi lên làm vua. Lúc bấy giờ nhà Tống nghe tin Tiên Hoàng đã mất, tự quân còn dại, muốn thừa thế sang lấy nước ta, mới hội đại binh ở gần biên giới.
Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn làm vua (tức vua Lê Đại Hành - Đại Hành Hoàng Đế, niên hiệu Thiên Phúc(980-988), Hưng Thống (989-993), Ứng Thiên (994-1005)), lập nên nhà Tiền Lê năm 980. Ông đặt niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, ổn định tình hình nội bộ, rồi chia quân phòng giữ các nơi hiểm yếu.
Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế, đổi niên hiệu để đem quân thôn tính nước ta. Mùa xuân năm 981, 4 vạn quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ bộ đánh chiếm nước ta. Lê Đại Hành thân chinh làm tướng cầm quân, cho xây thành Bình Lỗ, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông dựa vào địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng.
Tháng 3 năm Tân Tị (981) thì bọn Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến quân sang mặt Lạng Sơn, bọn Lưu Trừng đem thủy quân sang mặt Bạch Đằng Giang.
Vua Đại Hành đem binh thuyền ra chống giữ ở Bạch Đằng. Quân nhà Tống tiến lên thế mạnh lắm, quan quân đánh không được phải lùi. Bấy giờ lục quân của bọn Hầu Nhân Bảo tiến sang đến Chi Lăng ( thuộc Ôn Châu - Lạng Sơn), vua Đại Hành sai người sang trá hàng để dụ Hầu Nhân Bảo đến chỗ hiễm bắt chém đi, rồi đuổi đánh quân nhà Tống chém giết được quá nửa, và bắt được hai người thuộc hành bộ tướng.
Bọn Lưu Trừng thấy Lục Quân đã tan vỡ, vội vàng đem thủy quân rút về.
=> Quân ta thắng trận
Sau đó, Vua Đại Hành sai sứ sang trả nhà Tống hai viên tướng bắt được và xin theo triều lệ cống. Vua Tống thuận theo và phong cho vua Đại Hành chức Tiết độ sứ.
Năm Quí Tị(993) nhà Tống phong cho vua Đại Hành là Giao Chỉ quận vương, đến năm Đinh Dậu (997) lại phong làm Nam Bình Vương.