Nêu đặc điểm về: nơi sống, cấu tạo ngoài, dinh dưỡng và di chuyển của: a) Trùng roi b) Trùng biến hình c) Trùng giày Câu 3. Cho biết cấu tạo, dinh dưỡng và vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét? Làm thế nào để phòng chống bệnh sốt rét? Câu 4. Trình bày đặc điểm chung của: a) Ngành Động vật nguyên sinh b) Ngành Ruột khoang c) Lớp Sâu bọ d) Ngành Chân khớp . giúp mik vs!!Hứa vote 5* và câu trlhn ạ!!

1 câu trả lời

Đáp án:

Nêu đặc điểm về: nơi sống, cấu tạo ngoài, dinh dưỡng và di chuyển của:

Đặc điểm cấu tạo của trùng roi: Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trừ (nhỏ hơn) và điểm mắt (cạnh gốc roi). Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng
Đặc điểm cấu tạo của biến hình: Trùng biến hình được coi như một cơ thể đơn bào đơn giàn nhất. Cơ thể chúng gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân.

Đặc điểm cấu tạo của trùng đế giày: Có hình giống đế giày. Cơ thể có hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày. Trùng di chuyển nhờ lông bơi. Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm: nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị và ở 1 vị trí cố định. Chỗ lõm của cơ thể là rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu. Mỗi bộ phận đảm nhiệm chức năng sống nhất định.

Câu 3. Cho biết cấu tạo, dinh dưỡng và vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét? Làm thế nào để phòng chống bệnh sốt rét?

Trùng kiết lị :

+ Cấu tạo : -Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày , không có không bào.

+Dinh dưỡng : Nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào

+Vòng đời phát triển: - Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá của con người.

-Đến ruột trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác→ gây các vết loét ở niêm mạc ruột → nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng và sinh sản rất nhanh

*Trùng số rét : 

+ Cấu tạo :- kích thước nhỏ.

-Cơ thể không có cơ quan di chuyển.

-không có các không bào

+Dinh dưỡng : - Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

-Thực hiện quan màng tế bào

+Vòng đời phát triển : kí sinh  trong tuyến nước bọt của muỗi alophen→Máu người→chui vào hồng cầu→Sinh sản→phá huỷ hồng cầu →Tiếp tục vòng đời mới.

Làm thế nào để phòng chống bệnh sốt rét?

  • Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh
  • Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hóa chất diệt muỗi
  • Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà
  • Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay. Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…
  • Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước
  • Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
  • Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.
  • câu 4 mình ko bt bn thông cảm nha

Giải thích các bước giải: