Nêu đặc điểm cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ? Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ?

2 câu trả lời

Nêu đặc điểm cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ?

`->` Địa hình :

Chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến

`->` Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km

`->` Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông

Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ?

`->` Khí hậu Bắc Mĩ :

Vừa phân hóa theo chiều Bắc - Nam

`->` Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

Nêu đặc điểm cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ ?

- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.

Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ ?

- Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa rất đa dạng.

- Thứ nhất là sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam

- Đi từ Bắc xuống Nam, Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Trong đó, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

- Nguyên nhân: Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam

- Thứ hai là sự phân hóa khí hậu theo chiều Tây – Đông

- Lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô

@Bảo

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
20 giây trước

Câu 1: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ? A. Là các quy luật của tự nhiên B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người. C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có. D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người. Câu 2: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ? A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng. B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen. C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng. D. Cả A,B,C đều sai. Câu 3: Đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ về con người và xã hội là gì ? A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ C. Từ và câu có nhiều nghĩa. D. Cả 3 ý trên. Câu 4: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ? A. Hoàn toàn trái ngược nhau B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau C. Hoàn toàn giống nhau D. Gần nghĩa với nhau Câu 5: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “ Đói cho sạch, rách cho thơm” ? A. Đói ăn vụng, túng làm càn. B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. C. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ D. Giấy rách phải giữ lấy lề. Câu 6: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”? A. ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng C. ăn cháo đá bát D. ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng Câu 7: Nội dung nào không có trong nghĩa của câu tục ngữ “ Học thầy không tày học bạn” ? A. Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn B. Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi C. Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy D. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn. Câu 8: Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” dùng cách diễn đạt nào ? A. Bằng biện pháp so sánh B. Bằng biện pháp ẩn dụ C. Bằng biện pháp chơi chữ D. Bằng biện pháp nhân hoá. Câu 9: Ý nghĩa nào đúng nhất có trong câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” ? A. Ý nghĩa khuyên nhủ B. Ý nghĩa phê phán C. Ý nghĩa thách đố D. Ý nghĩa ca ngợi Câu 10: Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” ? A. Phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người B. An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân ta cho là “của đi thay người” C. Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân ta: đặt con người lên trên mọi thứ của cải D. Khuyến khích việc sinh đẻ nhiều con. Câu 11: Câu tục ngữ “ Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụ lại nên hòn núi cao” khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đúng hay sai ? A. Đúng     B. Sai Câu 12: Mục đích của việc rút gọn câu là: A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thong tin được nhanh. B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước. C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. D. Cả 3 ý trên Câu 13: Khi rút gọn cần chú ý điều gì? A. không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. C. Cả A và B đều đúng. D. Rút gọn câu càng ngắn càng tốt. Câu 14: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất. B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất. C. Mình đọc sách là nhiều nhất. D. Đọc sách.

0 lượt xem
2 đáp án
32 giây trước