) Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân trong tác phẩm Mùa xuân của tôi

2 câu trả lời

Qua sự tài hoa và ngòi bút tinh tế của tác giả đã giúp em cảm nhận được đầy đủ về cảnh sắc mùa xuân miền bắc. Mùa xuân làm cho cảnh vật, con người trở nên căng đầy sức sống, muốn trỗi dậy sau những ngày đông thu mình. Những hạt mưa xuân riêu riêu, những làn gió thương mến làm cho những người con xa quê Bắc phải nhớ nhung da diết. Đặc biệt, mùa xuân, hình ảnh không khí gia đình sum họp bên mâm cơm gia đình, những phong tục ngày Tết, trò chơi Tết, làm níu chân bao người con xa quê. Qua tác phẩm, chúng ta có thể hiểu được, chỉ có tình yêu quê hương sâu đậm, và nỗi nhớ quê hương khôn nguôi mới giúp ngòi bút tác giả vẽ lên những hình ảnh chân thật mà trìu mến yêu thương về quê hương. Mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội là sự hòa quyện giữa cảnh vật, thiên nhiên và con người.

(còn thiếu những gì xin bn bổ sung và thêm ý dùm mình nhé , với lại mình cũng sai ở cách dùng từ thế nên mong bn bỏ qua) 

Mở đầu đoạn trích là sự trải lòng cũng như khẳng định chắc chắn của tác giả về một quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân, đó là một quy luật tất yêu, tự nhiên. Bằng ngòi bút tinh tế, tác giả đã vẽ nên những đặc trưng nổi bật của thiên nhiên đất trời trong không khí mùa xuân miền Bắc với “mưa xuân riêu riêu, gió lành lạnh”, kèm theo cả những âm thanh riêng biệt của mùa xuân như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình.

Trong cách cảm nhận mùa xuân của tác giả, ông đã có những liên tưởng độc đáo: non với nước, bướm với hoa, trăng với gió, trai và gái, mẹ với con, vợ với chồng. Và có cả những so sánh thật táo bạo về sức sống của con người và của thiên nhiên trong khí trời mùa xuân: “Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy”, “Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai,…phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.

Không khí của mùa xuân còn có sự ấm áp sum vầy bên gia đình với hương nhang trầm trên bàn thờ, khung cảnh đầm ấm, đầy yêu thương với giọng văn đầy sâu lắng và da diết của tác giả khiến người đọc không khỏi thổn thức nhớ thương. Khép lại đoạn trích, tác giả miêu tả cảnh sắc mùa xuân vào thời điểm sau ngày rằm tháng Giêng: “Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng”.

Tác giả đã có những cảm nhận rất khác biệt về thiên nhiên đất trời “Tết hết mà chưa hết hẳn…trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”. Những câu văn của Vũ Bình mới chân thật và sinh động làm sao, đọc mà cứ ngỡ như nhà văn đang đứng trên mảnh đất Bắc Việt để viết nên những vần thơ như vậy.

Nhưng thực ra đó lại chỉ là những cảm nhận trong kí ức đầy thương nhớ, trong hổi tưởng của nhà văn về mùa xuân Hà Nội. Tuy vậy, bằng tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với quê hương của mình, những cảm nhận của tác giả rất chân thực, sâu sắc.

Bằng ngòi bút tình cảm, chân thực và tinh tế của mình, nhà văn Vũ Bằng đã không chỉ cho người đọc cảm nhận trọn vẹn cảnh sắc mùa xuân xứ Bắc mà còn bày tỏ những cảm xúc yêu thương, da diết của mình về quê hương đất Bắc. Đó quả thực là một tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và rạo rực những cảm xúc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
8 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước