nêu các biện pháp phòng bệnh do sán dây gây nên ?? nêu triệu chứng và cách phòng ngừa của sán lá gan ? tìm hiểu vai trò của sứ hải quỳ và san hô ? Nêu biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật biển ??

2 câu trả lời

Đáp án:

• Biện pháp phòng bệnh sán dây:

Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán lá gan bao gồm:

Đau ở trên góc phần tư bên phải của bụng;

Sốt (không liên tục);

Gan sưng to, có thể đau hoặc không đau;

Khó chịu (một cảm giác chung của tình trạng không khỏe);

Giảm cân không rõ nguyên nhân;

Da tái xanh.

• Biện pháp điều trị:

Tránh ăn gan sống từ cừu, dê và gia súc;

Sử dụng nguồn nước sạch sẽ;

Không ăn trái cây và rau quả được trồng gần đồng cỏ chăn thả gia súc;

Nấu chín các loại thực vật tươi sống như cải xoong trước khi ăn;

Ngâm thực vật tươi được ăn sống trong dung dịch axit axetic 6% trong 5 đến 10 phút.

• Đặc điểm chung của sứa, hải quỳ và san hô:

- Đối xứng tỏa tròn

-Sống dị dưỡng

-Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

-Tự vệ nhờ tế bào gai

-Ruột dạng túi

• Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển:

- Có kế hoạch khai tác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải.

- Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.

- Chống ô nhiễm môi trường biển.

Giải thích các bước giải:

Đáp án:

** Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây:

- Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo).

**Triệu chứng sán là gan:

Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.

Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa...

Một số trường hợp sán lá gan lớn gây áp xe gan, bệnh nhân đau hạ sườn phải dữ dội, sốt, gan to. Nếu khối áp xe vỡ lên phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, bệnh cảnh nặng nề.

Một số trường hợp sán ký sinh lạc chỗ như ở phổi, dưới da ngực....

** Phòng ngừa sán lá gan:

Thực hiện ăn chín, uống sôi: đặc biệt không ăn các loại cá, ốc khi chưa được nấu chín kĩ dưới mọi hình thức, không ăn các loại rau sống mọc dưới nước.

Thực hiện rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải ...

Quản lý phân người và phân động vật, không dùng phân tươi để bón rau.

Sử dụng nước sạch để ăn uống.

Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

** Vai trò của sứa, hải quỳ, san hô:

+ Trong tự nhiên:

- Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

- Có ý nghĩa sinh thái đối với biển

+ Đối với đời sống:

- Làm đồ trang trí, trang sức: san hô

- Là nguồn cung cấp nguyênliệu vôi: san hô

- Làm thực phẩm có giá trị: sứa

- Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.

+ Tác hại:

- Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa.

- Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông.

** Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật biển:

- Có kế hoạch khai tác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải.

- Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.

- Chống ô nhiễm môi trường biển.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm