Nêu bối cảnh lịch sử dẫn đén sự hình thành vương quốc phong kiến ở châu âu
2 câu trả lời
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng,...
- Trên lãnh thổ của người Rô-ma, người giéc-man đã:
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô đem chia cho nhau.
+ Phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị,...
--> Xã hội hình thành 2 tầng lớp mới:
+ Lãnh chúa phong kiến
+ Nông nô
--> Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành.
Chúc bạn thành công!
Quyển sách này trình bày một cái nhìn tổng quát về lịch sử châu Âu, từ sự sụp đổ của Đế chế La Mã đến hiện tại, tức khoảng thế kỉ thứ 5 đến thế kỉ 20. Đây có thể nói là một khoảng thời gian khó xác định, nhưng không hoàn toàn vô ích. Dù các bằng chứng khảo cổ học đã cho thấy châu Âu diễn ra liên tục các chuyển biến trong hàng chục ngàn năm, tuy nhiên bằng chứng cho thấy những trật tự của chính trị và xã hội của nhóm người này rất khan hiếm, nếu không muốn nói là không có. Do đó, lịch sử châu Âu trong thời gian đầu hầu hết là về lịch sử về công cụ và nơi ở của họ.
Thời kỳ đồ đá mới (7,000 TCN đến 3,000 TCN)
Sự phổ biến ngành trồng trọt và làm đồ gốm chính là đặc trưng của thời kỳ đồ đá mới. Rìu đá và công cụ microlith rất phổ biến vào thời kỳ này, dù chúng xuất hiện từ trước đó. Chiếc rìu đá, tuy thô sơ trong cách chế tạo, nhưng đã có thể chặt phá rừng. Cũng sẽ rất bình thường khi nhận định rằng hầu hết dụng cụ thời kỳ này làm bằng gỗ, vì sự phát triển của nông nghiệp và sự ra đời của đòn gánh và lưỡi cày bằng gỗ. Tuy nhiên, vì gỗ không phải là vật liệu bền, vì vậy rất hiếm thấy bằng chứng khảo cổ học về điều này. Bằng chứng về một xã hội trồng trọt được tìm thấy vào 9.000 năm TCN ở trên lục địa Á, và được tin rằng trồng trọt phổ biến sang châu Âu trong hai thiên niên kỷ tiếp theo. Có một tranh luận cho rằng sự phát triển và nâng cao kĩ thuật nông nghiệp là do lãnh thổ ấy độc lập làm nên, và không chịu ảnh hưởng của bất kì khu vực nào ngoại trừ chính lãnh thổ ấy. Tuy nhiên, giả thiết này cần nhiều bằng chứng cụ thể hơn. Vì những mục đích của tác giả, phần này, sự phổ biến nông nghiệp sẽ được xem xét theo thuyết lan rộng từ đông sang tây.