mong admin tóm tắt được bài 4 Trung Quốc thời Phong Kiến với ạ nó dài quá ^^) lớp 7 kì 1 nha :)

2 câu trả lời

TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

1. Sự hình thành xã hội PK

- Khoảng 2000 năm TCN, trên đồng bằng sông Hoàng Hà người TQ đã xây dựng nhà nước đầu tiên

- Đến thời Xuân thu - Chiến Quốc, công cụ bằng sắt xuất hiện -> diện tích gieo trồng mở rộng, năng xuất lao động tăng, -> xã hội hình thành 2 giai cấp : địa chủ và nông dân

->XHPK Trung Quốc được hình thành từ thế kỉ III TCN (thời Tần) và được xác lập vào thời Hán

2. Thời Tần - Hán

- Chế độ Pk TQ hình thành

- thời Tần: chia đất nước thành các quận huyện, ban hành chế độ đo lường, tiền lương thống nhất trong cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía Nam

- Thời Hán: xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm tô thuế, khuyến khích khẩn hoang, tiến hành chiến tranh thôn tính các nước phía Nam, Triều Tiên

3. Thời Đường

- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện

- Nhà nước giảm thuế, ban hành chế độ "quân điền"

- Tiến hành xâm lược các vùng Nội Mông, Tây Vực,... lãnh thổ được mở rộng hơn bao giờ hết

-> Quốc gia PK cường thịnh nhất châu Á

4. Thời Tống Nguyên

- Thời Tống: đất nước không còn phát triển mạnh mẽ như trước; nhà nước xóa bỏ các thứ thuế sưu dịch nặng nề thời trước, mở mang thủy lợi

-> có nhiều phát minh quan trọng: la bàn, thuốc súng, nghề in

- Thời Nguyên: thi hành chính sách phân biệt đối xử với các dân tộc -> khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Nguyên

5. Thời Minh - Thanh

- Cuối thời Minh - Thanh xã hội TQ suy thoái

-> khởi nghĩa nông dân nổ ra

- Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện, thương nhân TQ ra nước ngoài buôn bán với nhiều nước: Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập

6. Văn hóa - KHKT

- Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng của giai cấp PK

- Văn học: các nhà thơ Bạch Cư Dị, Lý Bạch, Đỗ Phủ...các tác phẩm: Tây Du Ký, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa..

- Sử học: Sử kí Tư mã thiên

- Nghệ thuật, kiến trúc: cung điện, tượng Phật, đồ gốm...

- KHKT: nghề in, la bàn, thuốc súng, đóng thuyền có bánh lái, luyện sắt, khai thác dầu mỏ...

A. Lý thuyết

1.1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc

- Văn minh Trung Hoa được hình thành trên lưu vực sông Hoàng Hà.

- Nhà nước cổ đại đầu tiên được xây dựng từ 2000 năm TCN và có nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ.

- Thời Xuân Thu – Chiến Quốc có những biến đổi sâu sắc trong sản xuất và xã hội.

+ Trong sản xuất:

. Công cụ bằng sắt ra đời.

. Diện tích gieo trồng được mở rộng.

. Năng suất lao động tăng.

+ Xã hội: Hình thành 2 giai cấp mới: địa chủ và tá điền.

- Xã hội phong kiến được hình thành từ thế kỉ III TCN và được xác lập vào thời Hán.

1.2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán

* Nhà Tần (221 – 206 TCN)

Lý thuyết, Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến | Lý thuyết và trắc nghiệm Lịch Sử 7 chọn lọc có đáp án

- Thời Tần chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành.

- Đối nội:

+ Chia đất nước thành các quận, huyện trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

+ Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất.

+ Bắt nhân dân đi lính, đi phu.

- Đối ngoại: Gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam

- Xã hội: Chiến tranh nông dân nổ ra khắp nơi.

* Nhà Hán (206 TCN – 220)

- Đối nội:

+ Xóa bỏ chế độ luật pháp hà khắc.

+ Giảm tô thuế và sưu dị cho nông dân.

+ Khuyến khích khai hoang phát triển nông nghiệp.

- Đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.

- Tác động: Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

1.3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

- Đối nội:

+ Cử quan lại đến các địa phương cai trị.

+ Mở khoa thi tuyển chọn quan lại.

+ Cắt giảm tô thuế.

+ Thực hiện chế độ quân điền.

- Đối ngoại:

+ Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.

+ Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam.

- Tác động:

+ Sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Xã hội đạt đến sự phồn thịnh.

+ Thời Đường Trung Quốc trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu Á.

1.4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên

* Thời Tống (960 – 1279)

- Đối nội:

+ Miến giảm sưu thuế.

+ Mở mang thủy lợi.

+ Phát triển thủ công nghiệp: khai mỏ, luyện kim,..

+ Có nhiều phát minh quan trọng : la bàn , thuốc súng, ....

* Thời Nguyên ( 1271 – 1368)

+ Nhà Tống suy yếu Hốt Tất Liệt đen quân tiêu diệt nhà Tống lập nên nhà Nguyên.

+ Phân biệt đối xử với người Hán.

+ Nhân dân Trung Quốc nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống lại nhà Nguyên.

1.5. Trung Quốc thời Minh – Thanh

- Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Minh.

- Năm 1644, quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống lập ra nhà Thanh.

- Kinh tế:

+ Chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.

+ Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

+ Ngoại thương phát triển.

- Xã hội:

+ Vua quan đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến suy yếu.

- Đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lược.

1.6. Văn hóa, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến

- Đạt được nhiều thành tựu to lớn, ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.

- Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội.

- Văn học :

+ Thơ Đường đạt đến đỉnh cao với nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

Lý thuyết, Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến | Lý thuyết và trắc nghiệm Lịch Sử 7 chọn lọc có đáp án

+ Tiểu thuyết phát triển dưới thời Minh – Thanh.

. Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

. Thủy hử của Thi Nại Am.

. Tây du kí của Ngô Thừa Ân.

. Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

- Lịch sử: biên soạn nhiều bộ sử đồ sộ có giá trị to lớn : Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Minh thư,..

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

1 lượt xem
1 đáp án
8 giờ trước