Mọi người giúp em với . Câu 1: Nêu tên, nơi sống của các động vật đã học, sắp xếp chúng vào các ngành ĐV đã học. Câu 2: Đặc điểm cấu tạo, sinh sản của trùng roi, trùng giày. Tại sao diệt bọ gậy liên quan đến phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết?Tại sao ở miền núi tỉ lệ nhiễm bệnh sốt rét, sốt xuất huyết lại cao?Nêu biện pháp phòng tránh nhiễm sốt xuất huyết, sốt rét? Câu 3:Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang, cho ví dụ? Câu 4: Cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của Thủy tức, sứa, san hô. Câu 5: Vẽ, mô tả vòng đời sán lá gan, giun đũa, giun kim. Nêu đặc điểm phát thiển thích nghi với phát tán nòi giống của chúng?Biện pháp phòng tránh nhiễm giun, sán kí sinh. Câu 6: Đặc điểm sán lá gan, giun đũa, giun đất, sán dây thích nghi với đời sống của chúng?Nêu được nơi kí sinh, con đường truyền bệnh của 1 số giun tròn, giun dẹp kí sính đã học.

1 câu trả lời

1.ngành động vật nguyên sinh: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị,...

ngành ruột khoang: sứa, thủy tức, san hô, hải quỳ,...

ngành giun:

+ngành giun dẹp: sán lá gan, sán lông, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây,...

+ngành giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa,...
+ngành giun đốt: giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi,...

ngành thân mềm: trai sông, ốc sên, mực, bạch tuộc, sò,...

ngành chân khớp: 

+lớp giáp xác: tôm sông, mọt ẩm, con sun, rận nước, chân kiếm, cua đồng,...

+lớp hình nhện: nhện, bọ cạp, cái ghẻ, con ve bò,...

+lớp sâu bọ: châu chấu, bọ ngựa, mọt hại gỗ, ve sầu, bướm cải, ong mật, muỗi, ruồi,...

ngành động vật có xương sống:

+lớp cá: cá chép, cá trích, lươn, cá đuối, cá nhám,...

+lớp lưỡng cư: ếch đồng, ếch ương, cóc nhà, ếch giun,...

+lớp bò sát: thằn lằn bóng đuôi dài, rắn ráo, cá sấu, rùa,...

+lớp chim: chim bồ câu, đà điểu, chim cánh cụt, công,...

+lớp thú (lớp có vú): thỏ, thú mỏ vịt, kanguru, dơi,...

2.

- Trùng roi : 

+ Cấu tạo : cơ thể truungf roi xanh là cơ thể có kích thước hiển vi (=0,05mm). cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài.

+ sinh sản : nhân nằm ở phía sau cơ thể, khi sinh sản, nhân phân đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. cơ thể phân đôi theo chiều dọc.

- trùng giày :

+ cấu tạo : có hình giống đế giày. cơ thể có hình khối, không đối xứng. phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm nhân lớn và nhân nhỏ. nửa trước và nửa sau có 1 không bào co bóp hình hoa thị và ở 1 vị trí cố định. chỗ lõm của cơ thể là rãnh miệng, cuối rãnh miệng là lỗ miệng và hầu. mỗi bộ phận đảm nhiệm 1 chức năng sống nhất định.

+ sinh sản : 2 hình thức 

vô tính : bằng cách phân đôi theo chiều ngang

hữu tính : chúng phân đôi trung bình gần 1 lần mỗi ngày. quá trình tiếp hợp xảy ra có thể kéo dài tới 

 giờ ở điều kiện 16 độ C

- người ta phát hiện ra bọ gậy và muỗi aedes là vật trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết. vì vậy chúng ta nên phòng chống và diệt bọ gậy, muỗi.

-  do sốt rét và sốt suất huyết được lây truyền bệnh qua muỗi. ở miền núi là vùng nhiều cây và hoang dã, nên có rất nhiều muỗi. công cụ chống muỗi hoang sơ nên dễ bị lây bệnh này.

- cách phòng tránh :

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

- Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

3.

- đặc điểm chung :

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn. 

+ Sống dị dưỡng.

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.khoang cơ thể rỗng (chưa phân hóa)

+ Ruột dạng túi. (gọi là ruột khoang)

+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai.

- một vài ví dụ : thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô,...

4.

- thủy tức :

+ Cấu tạo : Thành cơ thể có hai lớp , lớp ngoài là tế bào thần kinh , tế bào gai , tế bào mô bì cơ , lớp trong là tế bào mô cơ tiêu hóa.

+ Dinh dưỡng : thủy tức bắt mồi bằng tua miệng , sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể .

+ Sinh sản : sinh sản vô tính , sinh sản hữu tính .

- sứa :cơ thể hình dù, tầng keo dày, có khả năng di chuyển bằng cách co bóp của dù. Sứa trưởng thành sinh sản hữu tính.

- san hô :Cơ thể hình trụ, sống bám. Khi sinh sản vô tính, chồi mọc ra, nhưng không tách ra mà dính với cơ thể mẹ để tạo nên tập đoàn. San hô có bộ khung xương đá vôi và có khả năng sinh sản hữu tính.
5.

- vòng đời của sán lá gan, giun đũa, giun kim : hình ảnh.

- Sán lá gan thích nghi với phát tán giống nòi:

+ Phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng với nhiều vật chủ

+ Đẻ nhiều trứng

+ Hình thành kén sán để chờ vật chủ giúp chúng tránh được các yếu tố bất lợi từ môi trường, thời gian tồn tại lâu hơn

- giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người :

+ cơ thể dài, thuôn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể để bảo vệ khỏi dịch tiêu hóa ở ruột non người.

+ hầu phát triển -> dinh dưỡng khỏe

+ đẻ nhiều trứng ( 200.000 trứng / ngày ), có khả năng phát tán rộng.

- giun kim: kích thước cơ thể nhỏ, màu trắng đục. đầu hơi phình, hai bên thân có 2 mép hình lăng trụ do sự dày lên của lớp vỏ bọc bên ngoài. giun đực đuôi cong, có 1 gai giao hợp như lưỡi câu. giun cái to hơn đực, đuôi nhọn và thẳng, tử cung chứa nhiều trứng.

- biện pháp : Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

6.

- sán lá gan : kí sinh nên mắt và lông bơi bị tiêu giảm.. Ngược lại, các giác bám phát triển. Với cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, sán lá gan có thể chun, dãn, phồng, dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh. Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ.

-giun đũa : cơ thể dài, thuôn nhọn 2 đầu... ( giống câu 5 về đặc điểm giun đũa)

- giun đất :Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất: – Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn. ... – Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

- sán dây : qua đường tiêu hóa khi trâu bò ăn phải ấu trùng sẽ phát triển thành nang sán. người ăn phải trâu, bò, lợn sẽ mắc bệnh sán dây.

- một số nơi kí sinh, con đường truyền bệnh giun trong, dẹp đã học :

-sán lá gan

+nơi sống:kí sinh trong nội tạng trâu, bò

+tác hại đối với vật chủ:do sán bám chặt vào ống mật,dùng mồm để hút thức ăn nên lâu dần gan sẽ bị xơ hóa lan tỏa và thoái hóa mỡ.Độc tố do sán tiết ra có thể gây ra các tình trạng dị ứng,đôi khi là thiếu máu

-sán dây:

+nơi sống:kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu bò

+tác hại đối với vật chủ:lấy chất dinh dưỡng,truyền bệnh nang sán,...

-giun đũa:

+nơi sống:kí sinh ở ruột non người

+tác hại đối với vật chủ:gây đau bụng,tắc ống ruột,tắc ống mật

-giun kim

+nơi sống:kí sinh ở ruột già người

+tác hại đối với vật chủ:lấy chất dinh dưỡng ở người và đẻ trứng ở hậu môn làm ngứa ngáy,khó chịu

VOTE CHO MÌNH NHA :<< MÌNH LÀM HƠN 1 TIẾNG HIC=((

Câu hỏi trong lớp Xem thêm