Mô tả hình dạng, cấu tạo của thủy tức? Hải quì, san hô? Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang?

2 câu trả lời

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Mô tả hình dạng, cấu tạo của thủy tức? Hải quì, san hô?

Trả lời:            - Thuỷ tức

-Toàn thân thủy tức có hình trụ dài, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có 8 tua miệng tỏa ra rất dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại, có chức năng bắt mồi, di chuyển và cảm giác. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.

                      - Hải quì

-  Hải quỳ gồm nhiều loài khác nhau, đa số cơ thể có hình trụ, nhiều màu sắc.

- Cấu tạo của hải quỳ:

+ Cơ thể hình trụ, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám.

+ Lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa.

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi

                 - San hô

-San hô có nhiều hình dạng khác nhau, màu sắc đa dạng.

- Cấu tạo của san hô: San hô sống thành tập đoàn, mỗi cá thể của tập đoàn có cấu tạo gồm:

+ Lỗ miệng

+ Tua miệng

- Khi dùng xilanh bơm mực tím vào một lỗ nhỏ trên đoạn xương san hô ta thấy sự liên thông giữa các cá thể trong tập đoàn san hô. Nhờ có sự liên thông này nên cá thể này có thể kiếm thức ăn nuôi cá thể kia.

-  Lớp ngoài cơ thể san hô tiết ra được lớp đá vôi dạng đế hoa để làm phần giá đỡ cho cơ thể sống trùm lên trên làm cho nửa trên cử động được còn nửa dưới bất động dính lại với nhau tạo lên bộ xương đá vôi.

Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang?

Trả lời: - Cơ thể đối xứng toả tròn

           - Tự vệ nhờ tế bào gai 

           - Dị dưỡng

           - Ruột dạng túi

( Đây là bài của tui. Vote 5 + cám ơn + ctlhn nha)

 

 

 

Bài 8: Thủy tức

1. Hình dạng:
- Cơ thể hình trụ dài, đối xứng tỏa tròn.
- Phần trên có lỗ miệng, xung quanh miệng có
tua miệng. Phần dưới có đế bám.
2. Di chuyển: Kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu.
3. Cấu tạo trong
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào, gồm nhiều loại
tế bào có cấu tạo phân hóa.
- Giữa 2 lớp có tầng keo mỏng.
- Ruột thông với miệng (ruột túi).
4. Dinh dưỡng
- Bắt mồi nhờ các tua miệng.
- Tiêu hóa thức ăn trong ruột túi.
- Chất bã thải ra ngoài qua lỗ miệng.
- Trao đổi khí qua thành cơ thể
5. Sinh sản: Mọc chồi, hữu tính, tái sinh.
* * *
Bài 9. Đa dạng của ngành Ruột khoang
1. Sứa
- Hình dạng: hình dù, đối xứng toả tròn.
- Cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội.
- Di chuyển bằng cách co bóp dù, đẩy nước
qua lỗ miệng.
- Dinh dưỡng: dị dưỡng - ăn các động vật nhỏ.
2. Hải quỳ
- Hình dạng: hình trụ, đối xứng tỏa tròn.
- Cấu tạo thích nghi với lối sống bám.
- Dinh dưỡng: dị dưỡng, ăn các động vật nhỏ.
3. San hô
- Hình dạng: các cá thể gắn với nhau tạo nên
tập đoàn hình khối hay hình cành cây.
- Cấu tạo thích nghi với lối sống bám, phát
triển khung xương bất động.
- Dinh dưỡng: dị dưỡng - ăn các động vật nhỏ.
* * *
Bài 10. Đặc điểm chung
và vai trò của ngành Ruột khoang
* Đặc điểm chung
- Cơ thể có đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi.
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm