Mô phỏng hoa văn chạm khắc thời trần

2 câu trả lời

Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình ). Trần Thủ Độ là Thái Sư triều Trần , ông là người uy dũng , quyết đoán , người góp phần dựng lên vương triều Trần , người có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông cổ (1258). Khu lăng mộ của ông được xây dựng vào năm 1264 tại Thái Bình , ở lăng có tạc một con hổ .Tượng hổ có kích thước dài gần như thật (dài 1,43m)thân hình thon ,bộ ức nở nang ,bắp vế căng tròn . Tượng đã lột tả tính cách dũng mãnh của vị chúa sơn lâm ngay cả trong tư thế rất thư thái ,nằm xoải chân , chân thu về phía trước , đầu ngẩng cao . Tượng hổ tạo khối đơn giản , dứt khoát , có chọn lọc và được sắp xếp một cách chặt chẽ , vững chãi . Sự chau chuốt , nuột nà của hình khối và đường nét với những đường chải mượt của tóc hổ , những đường vằn đều đặn trên ức tạo nên những hoa văn trang trí tôn thêm vẻ đẹp của hổ . Thông qua hình tượng con hổ , các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa đã nắm bắt và lột tả được tính cách , vẻ đường bệ ,lẫm liệt của thái sư Trần Thủ Độ .Bây giờ đến Vũ Thư Thái Bình . Ta vẫn gặp một con hổ đá nằm im lìm giữa hoa hoang cỏ dại trong di tích hoang tàn lăng Trần Thủ Độ . Đây là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.

Tượng quan hầu trong lăng vua Trần Hiến Tông ở xã An Sinh huyện Đông Triều , tỉnh Quảng Ninh .Vua Trần Hiến Tông mất năm 1341 , tuy đã 13 năm làm vua , nhưng lúc ấy mới 23 tuổi . Có lẽ vì thế , trong sự thương tiếc của triều đình , đây là lăng mộ vua Trần duy nhất có các tượng “người đá , ngựa đá ,hổ đá , dê đá ,trâu đá “như các tác giả sách Đại Nam Nhất Thống Chí ở cuối thế kỷ XIX còn thấy > Sau nhiều biến thiên lịch sử , cho đến thập niên 70 của thế kỷ XX , khu lăng đã bụ hủy hoại , song vẫn còn hai tượng quan hầu , chó đá và trâu đá .

Rất tiếc cả hai tượng quan hầu đều bị gẫy mất đầu nhưng may tìm được một đầu tượng chắp lên rất khớp ., và như thế có thể nhận ra một tượng quan hầu khá nguyên . tượng cao 130 cm, đứng trên đế chữ nhật cạnh trước 39 cm cạnh bên 30 cm còn nổi trên đất 10cm . Tượng và bệ liền một khối đá dựng thẳng đứng , tất cả khuôn lại trong một trụ gọn gàng như kiểu tượng mồ tây nguyên , không có những chi tiết nhô ngang dễ gãy . Tượng được diễn tả một viên quan hầu cận đứng nghiêm , hai tay ép sát sườn rồi đưa ngang về trước bụng để nâng một vật như chiếc hộp trước ngực , nhưng bàn tay bị che khuất . Đầu tượng đội mũ bó sát thành băng ngang phía trên trán .Thân mặc áo dài quét đất , gấu áo hơi loe ra , phía trước để lộ hai bàn chân đi giầy , ống tay áo rộng thành khối vuông trước bụng , áo không có trang trí mà chỉ có nếp chảy xuôi , bốn cạnh thân nổi rõ . Như vậy toàn thân tượng cũng như các thành phần chính được quy về các khối hình học có góc cạnh rõ ràng , điều đó làm tăng tính khúc triết , khỏe khoắn , dứt khoát . Đầu tượng hơi dài , mặt thon thả ,mắt , nũi , miệng đều rát thực và ở trạng thái đăm chiêu , bình thản .Trong không gian lăng mộ , giữa lũng hoang cạnh sườn núi , tượng quan hầu trang nghiêm và tĩnh lặng đến tuyệt đối , phảng phất một nỗi ưu tư .

Tượng thú và quan hầu lăng Trần Hiến Tông

- Điêu khắc chạm khắc, trang trí : * điêu khắc: - chất liệu chủ yếu là đá, gỗ và đồng. Hình ảnh đc tạc là người, thú,.. * chạm khắc, trang trí:

- Chất liệu chủ yếu là đá và gỗ. Hình ảnh: hoa và lá, mây và sóng nước. Nhạc công, vũ nữ hay con chim thần thoại Ki-na-ri, rồng...

- Chạm khắc để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như tác phẩm hoàn chỉnh, như: cảnh Dâng hoa - Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), Vũ nữ múa (bệ đá chùa Hoa Long, Thanh Hóa), Rồng (chùa Dâu, Bắc Ninh)... Hình Rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời Lý. Hình rồng được chạm nổi trên bia và bệ đá, cả trên gạch rất nhiều, nhưng đã có nhiều tượng rồng được làm thành những cặp thành bậc cửa ở một số chùa và trước cung điện. Những cặp tượng rồng này hoàn toàn đúng nghĩa là tác phẩm tạo hình trong không gian ba chiều, vượt qua tính chất trang trí cho một vật phẩm khác như đế bia thời Lý, nó là tác phẩm điêu khắc độc lập tự thân tồn tại.

- Những công trình tiêu biểu thời kỳ này gồm có những công trình chạm khắc trên gỗ đá như cánh cửa chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên), hổ đá trên lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình). Ngoài ra, còn có tượng trâu, ngựa ở lăng Trần Hiến Tông, một số hương án đá như ở chùa Đậu - Thường Tín - Hà Tây, chùa Thầy - Quốc Oai - Hà tây, Chùa Ngọc Đình (Hồng Dương - Thanh Oai - Hà Tây), chùa Bối Khê (Tam Hưng - Thanh Oai - Hà Tây), Chùa Tổng (Phúc Thọ - Hà Tây), Chùa Hương Trai (Hoài Đức - Hà Tây), chùa Dầu - Ninh Bình, chùa Thanh Lũng - Phú Thọ...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm