lấy vd về cơ họi và thách thức của toàn cầu hóa đói vs các nước đang phát triển
1 câu trả lời
Toàn cầu hoá, cơ hội và thách thức cho ngành thông tin, thư viện Việt Nam:
Toàn cầu hoá tác động đến từng con người, mọi lĩnh vực trong đó có cả ngành thông tin thư viện. Cũng như các lĩnh vực khác, toàn cầu hoá đã mang lại cơ hội cho những người làm công tác thông tin thư viện. Họ có điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Trong xu thế hội nhập, các chuẩn liên quan đến xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin được phổ biến và áp dụng rộng rãi. Đặc biệt là việc thu hẹp dần khoảng cách về trình độ công nghệ thông tin giữa các nước trên thế giới đã giúp cho ngành Thông tin thư viện Việt Nam có được những bước tiến dài trong tiến trình tự động hoá của ngành. Với sự trợ giúp của máy tính, mạng thông tin và các phần mềm hiện đại, nhiều thư viện điện tử ra đời, giúp cho việc phục vụ người dùng tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Thông qua mạng Internet, nhiều cơ sở dữ liệu được kết nối, việc chia sẻ và trao đổi dữ liệu giữa các thư viện trên thế giới trở nên dễ dàng.
Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng mang lại cho ngành thông tin thư viện Việt Nam nhiều thách thức.
Trước đây, với thư viện truyền thống, các hoạt động nghiệp vụ của thư viện từ trung ương đến địa phương đều có một số công đoạn giống nhau như xử lý tài liệu theo phương pháp thủ công, tổ chức mục lục, phục vụ bạn đọc,… Ngày nay, như người ta đã nói, không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt khỏi với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá. Bởi vậy, trong xu thế hội nhập, để tránh lạc hậu, các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu và triển khai các công nghệ, kỹ thuật và các chuẩn nghiệp vụ mới mà các chuyên gia của các nước phát triển đã nghiên cứu và phổ biến. Chính điều này đã làm cho ngành thông tin thư viện Việt Nam hoà nhập theo sự phát triển của ngành trên thế giới. Song cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại cho các thư viện và cơ quan thông tin không đồng đều như nhau. Cơ quan nào có quan hệ hợp tác tốt và nhiều dự án thì sẽ có những bước tiến rất nhanh trong việc phát triển công nghệ thông tin, xây dựng nguồn lực, đào tạo cán bộ,... Chính vì vậy mà nó cũng tạo ra sự chênh lệch khá xa về trình độ cán bộ cũng như hạ tầng cơ sở thông tin giữa các cơ quan thông tin, thư viện lớn và thư viện thành phố với các thư viện nhỏ và thư viện ở vùng sâu vùng xa. Trong khi nhiều thư viện đã xây dựng thư viện điện tử, với các nguồn tin điện tử phong phú, tạo nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng cao, thì vẫn còn nhiều thư viện chưa sử dụng máy tính cũng như chưa hề biết đến biên mục hiện đại hoặc các phần mềm thư viện,…
Trong xu thế toàn cầu hoá, thư viện Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhiều của thư viện nước ngoài, đặc biệt là thư viện lớn ở các nước tư bản. Nhiều thư viện Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, cùng nhau chia sẻ và trao đổi tài nguyên thông tin,… Tuy nhiên, cũng có nhiều thư viện, đặc biệt là thư viện vừa và nhỏ của Việt Nam thực sự lúng túng trong vấn đề định hướng phát triển, trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ mới, phần mềm thư viện, các chuẩn xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin - là cơ sở tạo nên sự phát triển của một thư viện hiện đại. Họ không muốn tụt hậu trong xu thế hội nhập, nhưng xét về mặt nhân lực, tài lực, vật lực họ đều đang rất yếu, chưa đủ điều kiện để phát triển đồng bộ thành một thư viện hiện đại.
Toàn cầu hoá mang lại cho các thư viện Việt Nam nhiều thay đổi trong đó có những điều phải chấp nhận theo xu hướng hội nhập. Ví dụ có những chuẩn nghiệp vụ đã được sử dụng thống nhất và có hiệu quả trong cả hệ thống thư viện Việt Nam qua rất nhiều thập kỷ, thì nay đang được thay thế bằng các chuẩn khác, không phải là chuẩn hơn mà vì nó phổ biến hơn khi có nhiều thư viện đang chấp nhận sử dụng. Như Quy tắc mô tả theo tiêu chuẩn Quốc tế (ISBD) đang được thay thế bằng Quy tắc biên mục Anh-Mỹ (AACR2); Khung phân loại BBK đang nhường chỗ cho Khung phân loại DDC;…. Đây cũng là một trong những tác động lớn của toàn cầu hoá đối với ngành Thông tin thư viện Việt Nam. Nó làm cho nhiều cán bộ thư viện, đặc biệt là các cán bộ lâu năm trong nghề thực sự băn khoăn khi phải từ bỏ các chuẩn nghiệp vụ mà mình đã dày công học hỏi để đi theo những cái khác. Điều này cũng xuất phát từ thực tế khi vấn đề sử dụng chung tài nguyên thông tin, chia sẻ và trao đổi dữ liệu, xây dựng mục lục trực tuyến,… đang là xu hướng chung của các thư viện và cơ quan thông tin trong nước cũng như trên thế giới. Chúng ta trao đổi biểu ghi, đổ chung dữ liệu vào mục lục liên hợp, truy cập liên cơ sở dữ liệu, download biểu ghi mà khổ mẫu không đồng nhất, không cùng một khung phân loại, quy tắc mô tả khác nhau thì hiệu quả sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Cũng như nhiều lĩnh vực khác, trong xu thế hội nhập, ngành thông tin thư viện Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Toàn cầu hoá đem lại cho chúng ta khả năng giải quyết một số vấn đề chung mang tính nghiệp vụ trong cả hệ thống mà từ trước tới nay chưa có điều kiện để thống nhất như khổ mẫu trao đổi, quy tắc mô tả, khung phân loại,… Tuy nhiên, toàn cầu hoá luôn có hai mặt của nó, chúng ta không nên chấp nhận một cách quá dễ dàng các vấn đề toàn cầu hoá mang lại, mà phải nghiên cứu để khai thác và tận dụng những mặt tích cực của nó. Các thư viện và cơ quan thông tin nên xem xét và cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn một hướng đi cho thư viện mình sao cho phù hợp với khả năng và hoạt động có hiệu quả, tránh những sự thay đổi không cần thiết gây tốn kém sức người và tiền của.