Lập dàn ý chứng minh câu tục ngữ gần đèn thì đen gần đèn thì sáng
2 câu trả lời
Mở bài:
- Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách.
- Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
Thân bài:
a) Giải thích:
+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.
+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.
+ Ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu.
- Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.
+ Ý nghĩa câu nói của bạn:
- Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu.
- Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định.
b) Nâng cao, mở rộng vấn đề:
+ Quan hệ trong gia dinh:
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.
- Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng.
+ Quan hệ trong xã hội:
- Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu.
- Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay.
- Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ.
Kết bài:
- Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời.
- Bản thân cũng rút ra được bài học bổ ích.
I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Ví dụ: Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta về những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách làm người. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
– Nghĩa bóng:
+ Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen
+ Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng
– Nghĩa đen:
+ Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy
+ Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng
2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
- Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng
- Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn
- Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Ví dụ: Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc.