lập dàn ý bài hỡi cô múc nước bên đàng sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

1 câu trả lời

*** Mở bài:

Đời sống tình cảm phong phú của dân lao động thể hiện qua bài ca dao: tình quê và tình người.

*** Thân bài:

 a. Nỗi nhớ về cảnh vật quê hương

- “Anh đi, anh nhớ” thể hiện tâm tình của người ra đi. Điệp từ “nhớ” thể hiện nỗi nhớ day dứt, khắc khoải khôn nguôi.

- Hình ảnh biểu cảm “canh rau muống, cà dầm tương” chỉ những thức ăn đạm bạc, dân dã nhưng đậm đà hương vị quê hương.

- Người xa quê khẳng định tình cảm: dù xa xôi, long vẫn luôn hướng về quê nhà.

- Cuộc sống ở quê dù thanh đạm nhưng không bao giờ phai nhạt trong long người xa quê. Tình yêu quê hương chính là nguồn mạch tình cảm trong sang, cao đẹp của người lao động giàu nghĩa, nặng tình.

  1. Nỗi nhớ về con người quê hương

- Đại từ phiếm chỉ “ai” chỉ chung những con người ở quê hương, thành ngữ “dãi nắng dầm sương” gợi nhớ đến cuộc sống lao động vất vả của những người dân lam lũ, cần cù.

- Hình ảnh con người có thể là người nông dân, những cô thôn nữ; có thể là người bạn quê nghèo sớm hôm phải dãi nắng dầm sương, cuốc cày ruộng lúa, bãi khoai…

- Đó cũng có thể là hình bóng của người con gái nào đó mà người ra đi thương nhớ. Bởi vì, ca dao có câu: “Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”.

- Những hình ảnh trên luôn in đậm trong tâm khảm của người đi xa, trở thành nỗi nhớ niềm thương, không bao giờ phai nhạt.

- Người ra đi bao giờ cũng nhớ về cảnh vật quê nhà. Chính tình yêu quê hương đã hòa nhập vào tình yêu con người của quê hương. Đó cũng chính là tình cảm thủy chung hòa vào tình yêu quê hương đất nước.

***Kết bài:

- Gắn bó với quê hương là gắn bó với con người lao động cần cù, chịu thương, chịu khó. Tình cảm nhớ nhung, thủy chung với quê hương và con người trong bài ca dao thật chân thành, sâu sắc. Tình quê hương và tình người chính là cơ sở của tình yêu đất nước.

- Ý Nghĩa bài ca dao đối với em?

Chúc bn học tốt