2 câu trả lời
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ”) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
1. Mở bài: Giới thiệu, tưởng tượng câu chuyện định kể (“Lượm” hoặc“Đêm nay Bác không ngủ”). Kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba.
2. Thân bài: Kể lần lượt các chi tiết:
- “Lượm”:
+ Hoàn cảnh người chú gặp Lượm: những ngày Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ác liệt.
+ Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách của Lượm
+ Chi tiết Lượm đi chuyển thư
+ Lượm hi sinh
- “Đêm nay Bác không ngủ”:
+ Thời gian: đêm đã về khuya
+ Không gian: vắng lặng, cơn mưa rừng còn chưa dứt
+ Kể lần lượt lần thức dậy thứ nhất và thứ ba của anh đội viên, ở đó chú ý khắc họa hình ảnh của Bác.
+ Tình cảm của Bác dành cho chiến sĩ, cho nhân dân và vận mệnh đất nước.
+ Tình cảm của anh chiến sĩ dành cho Bác – vị Cha già của dân tộc Việt Nam.
- Bày tỏ suy nghĩ của em về Lượm hoặc về Bác Hồ.
3. Kết bài:
Tưởng tượng một kết thúc của câu chuyện (Sau ngày giải phóng, chú về thăm mộ của Lượm, anh bộ đội đi làm với Bác).
Dàn bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu bản thân mình (là ai? – Việc lựa chọn này quyết định đến ngôi kể thứ nhất hay thứ ba)
- Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (“Lượm” hay “Đêm nay Bác không ngủ”)
b. Thân bài
- Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm)
+ “Lượm”: Trong những ngày cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt nhất, hai chú cháu gặp nhau ở Hàng Bè.
+ “Đêm nay Bác không ngủ”: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, tại một khu rừng ở miền biên giới.
- Nhân vật chính trong câu chuyện: miêu tả một cách cụ thể nhân vật
- Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc (dựa vào những sự kiện xảy ra trong bài thơ để chuyển thành văn bản tự sự)
c. Kết bài
Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi là người tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện.