Lập bảng về những sự kiện diễn ra trong cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn. Từ giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 - 1426) đến Khỏi nghía Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1426 - cuối năm 1427).

2 câu trả lời

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng và thắng lợi , sau đó hạ thành Trà Lân

- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng

* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)

- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)

- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.

- Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.

- Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ.Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công

                        XIN HAY NHẤT

1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận

-Ngày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân

-Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)

-Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

-Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc :

+Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang

+Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan

+Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan

-Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt

-Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán. D. Là một thể văn nghị luận đặc biệt. Câu 2. Câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. D. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ? Câu 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? A. Cò bay thẳng cánh. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Một nắng hai sương. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Thường là một từ ghép Câu 8. Văn bản nghị luận có đặc diểm cơ bản là: A. dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến thể hiện tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. B. dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. C. dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. D. dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

2 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước