làm hộ mình nha bằng 1 đoạn văn khoảng 10 câu, em hãy nêu suy nghĩ của mình về câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

2 câu trả lời

Từ xa xưa cho đến nay, nhân dân ta truyền đời đều có câu tục ngữ nhằm biểu thị sự biết ơn đối với những người cha anh đã đi trước. Đó chính là câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Câu tục ngữ cho ta biết nghĩa đen là khi được ăn quả ngon, ngọt thì phải nhớ ơn tới những người đã trồng ra những cái cây để tạo ra quả đó. Còn nghĩa bóng cho ta biết rằng phải có lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ ta. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Ông cha ta thời xưa đã hi sinh rất nhiều thì mới có được độc lập cho đất nước t như ngày hôm nay, hãy biết ơn và cảm tạ họ.  Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Vì vậy hãy thể hiện lòng biết ơn đối với những người cha ông đã đi trước và những người đã giúp đỡ ta. 

Câu tục ngữ có hai nghĩa:
+ Nghĩa đen: => Câu tục ngữ muốn nhắc chúng ta: Khi ăn, hưởng những trái ngon thì phải nhớ đến người đã làm ra, trồng ra cây đó. ... Còn “Nhớ” là thái độ, tình cảm của mỗi người.

+ Nghĩa bóng của câu: nhắn nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã cho ta hưởng được thành quả như bây giờ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm