Làm bài 4 địa lí 11 trang 18

2 câu trả lời

a. Cơ hội

- Các nước mở rộng quan hệ kinh tế, trao đổi hàng hóa rộng rãi trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

- Khoa học và thành tựu công nghệ mới được nhanh chóng tiếp thu và áp dụng rộng rãi.

- Tiếp thu có chọn lọc để hòa nhập được nền văn hóa hiện đại, khắc phục được các quan niệm lạc hậu lỗi thời và bắt kịp với xu thế chung của thế giới.

- Hợp tác trong việc bảo vệ môi trường tòan cầu.

- Nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Ví dụ: Các nước NICs (Xin ga po, Hàn Quốc, Braxin,.. ) là những nước công nghiệp mới sớm hội nhập và xu thế tòan cầu hóa.

- Có điều kiện chuyển giao về tổ chức và quản lý, sản xuất và kinh doanh với tất cả các nước.

- Chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của nước khác.

b. Thách thức

- Hàng hóa trong nước bị cạnh tranh về chất lượng và giá cả gây áp lực cho các nhà đầu tư và nhà sản xuất.

- Yêu cầu một nền tảng vững chắc, về vốn, nguồn lao động tri thức và các ngành kinh tế mũi nhọn.

- Nguy cơ bị hòa tan trước khi hòa nhập, làm mất đi nét truyền thống, văn hóa của dân tộc từ lâu đời.

- Các nứơc có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường và trở thành bãi thải công nghiệp.

Ví dụ: Kinh tế các nước Mỹ la tinh còn phụ thuộc vào tư bản nước ngòai, chủ yếu là Hoa Kì, nhanh chóng trở thành "sân sau" của Hoa Kì.

- Nguồn đầu tư phụ thuộc vào nước ngòai là chủ yếu.

Ví dụ: Quá trình thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam chủ yếu là liên doanh với nước ngòai (Liên bang Nga).

- Mỗi nước có một điều kiện riêng, nếu học hỏi áp dụng chiến lược không phù hợp sẽ xảy ra khủng hoảng.

Bài 2 trang 18 Địa Lí 11: Viết báo cáo NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Trả lời

Trong xu thế hiện nay, tòan cầu hóa và khu vực hóa đang có tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước trên thế giới. Đặc biệt, thể hiện đựơc rõ nhất là ở nhóm các nước đang phát triển.

a. Cơ hội

- Các nước mở rộng quan hệ kinh tế, trao đổi hàng hóa rộng rãi trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

- Khoa học và thành tựu công nghệ mới được nhanh chóng tiếp thu và áp dụng rộng rãi.

- Tiếp thu có chọn lọc để hòa nhập được nền văn hóa hiện đại, khắc phục được các quan niệm lạc hậu lỗi thời và bắt kịp với xu thế chung của thế giới.

- Hợp tác trong việc bảo vệ môi trường tòan cầu.

- Nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Ví dụ: Các nước NICs (Xin ga po, Hàn Quốc, Braxin,.. ) là những nước công nghiệp mới sớm hội nhập và xu thế tòan cầu hóa.

- Có điều kiện chuyển giao về tổ chức và quản lý, sản xuất và kinh doanh với tất cả các nước.

- Chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của nước khác.

b. Thách thức

- Hàng hóa trong nước bị cạnh tranh về chất lượng và giá cả gây áp lực cho các nhà đầu tư và nhà sản xuất.

- Yêu cầu một nền tảng vững chắc, về vốn, nguồn lao động tri thức và các ngành kinh tế mũi nhọn.

- Nguy cơ bị hòa tan trước khi hòa nhập, làm mất đi nét truyền thống, văn hóa của dân tộc từ lâu đời.

- Các nứơc có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường và trở thành bãi thải công nghiệp.

Ví dụ: Kinh tế các nước Mỹ la tinh còn phụ thuộc vào tư bản nước ngòai, chủ yếu là Hoa Kì, nhanh chóng trở thành "sân sau" của Hoa Kì.

- Nguồn đầu tư phụ thuộc vào nước ngòai là chủ yếu.

Ví dụ: Quá trình thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam chủ yếu là liên doanh với nước ngòai (Liên bang Nga).

- Mỗi nước có một điều kiện riêng, nếu học hỏi áp dụng chiến lược không phù hợp sẽ xảy ra khủng hoảng.

Như vậy, trong xu thế tòan cầu hóa, các nước đang phát triển nhận được rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với vô vàn thách thức.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm