1 câu trả lời
Đường đi khó khăn, địa hình đồi núi hiểm trở, thời tiết không thuận lợi… Đó là những thách thức chung của các nhà địa chất. Riêng đối với những người làm công tác điều tra, đánh giá tiềm năng quặng đất hiếm như chúng tôi, cuộc sống gắn bó với núi rừng là chính, một năm có 12 tháng thì cứ khoảng 7 tháng đi thực địa. Thường xuyên sống xa nhà nên cuộc sống gia đình nhiều khi không tránh khỏi những rắc rối và gia đình có công việc thực sự quan trọng, chúng tôi mới sắp xếp công việc để về. Tuy nhiên, điều đáng ngại là việc tiếp xúc với nguồn tài nguyên phóng xạ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người địa chất. Bên cạnh đó, bộ thiết bị khoan có trọng lượng rất nặng và cồng kềnh, vì thế mỗi khi vận chuyển máy từ khu vực khoan này sang khu vực khác, cả tổ khoan gồm hơn 10 người đều phải gắng hết sức và thời gian vận chuyển có khi kéo dài hàng chục ngày do trời mưa, đường trơn trượt. Có lẽ vì thế, mà nhiều người chỉ hơn 30 tuổi đã có triệu chứng thoái hóa cột sống hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe” - ông Phạm Văn Tư thuộc tổ khoan (Đoàn Địa chất 155, Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm) tâm sự.
Hiện nay ngành địa chất đang thiếu nhân lực có chất lượng cao, hẫng hụt về thế hệ đang là một yếu tố quan trọng. Các cán bộ có kinh nghiệm, trình độ cao, được đào tạo rất bài bản ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã và đang đến tuổi nghỉ hưu, trong khi đó, các cán bộ trẻ có trình độ được đào tạo trong nước và nước ngoài chưa nhiều. Trong một tương lai gần, việc thiếu hụt các cán bộ khoa học chủ chốt ở các chuyên ngành khác nhau là hiện hữu.