KỂ tên địa chỉ và tóm tắt sự kiện diễn ra của từng di tích

1 câu trả lời

- Đình làng Phù Tinh (xã Trường Thành) ngoài mang những giá trị văn hoá tâm linh, nó còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương. Tháng 8 năm 1945, nơi đây đã diễn ra cuộc mít tinh lớn nhất của nhân dân trong vùng, đứng lên cướp chính quyền từ tay thực dân phong kiến, lập lên chính quyền dân chủ nhân dân. Trong những năm chống thực dân Pháp, đình làng là đài quan sát, cảnh báo trước cho du kích và nhân dân khi địch sắp càn vào làng.

- Di tích danh thắng Nẫm Dương: hệ thống hang động ở Nhẫm Dương là di tích cách mạng quan trọng gắn 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Những năm 1948, 1949, 1951, tại động Thánh Hóa, hang Tĩnh Niệm đã có nhiều đơn vị bộ đội về đóng quân. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như: Lê Thanh Nghị, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Công Hòa đã về và dùng hang làm Trụ sở chỉ huy của Đệ tứ chiến khu Đông Triều. Cũng tại đây, diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của huyện và của tỉnh. Hang Tối, Hang Ma, Hang Mạt, hang Đình, hang Lợn, hang Bò Lê, hang Thóc, Thung Xanh là nơi trú ẩn bí mật của nhiều cán bộ cách mạng, nơi trú quân của bộ đội, căn cứ đóng quân của du kích và từ năm 1965 đến năm 1973, là nơi sơ tán của Viện Quân y 7 - Quân khu III.

- Ga Hải Dương thuộc phường Quang Trung (TP Hải Dương) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chân vào ngày 21-10-1946 (sau khi Người dự hội nghị Fontainebleau ở Pháp, trên đường từ Hải Phòng về Hà Nội bằng tàu hỏa). Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và nói chuyện với nhân dân Hải Dương về kết quả đàm phán, âm mưu của giặc và những khó khăn của đất nước. Qua đó, Bác kêu gọi đồng bào Hải Dương đoàn kết, nêu cao tinh thần cảnh giác, chuẩn bị lực lượng, vũ khí sẵn sàng chiến đấu giữ bằng được nền độc lập, tự do của dân tộc.

- Tại ao làng thôn Long Động, xã Nam Tân (Nam Sách) đã diễn ra sự kiện quân thù hành quyết người nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi. Chị Mạc Thị Bưởi là chiến sĩ du kích kiên trung của xã Nam Tân, trong khi làm nhiệm vụ liên lạc đã bị địch bắt vào đêm 18-4-1951. Bị địch tra tấn dã man nhưng chị quyết không khai cơ sở cách mạng và nơi cất giấu tài liệu của Đảng.

- Nhà tù Hải Dương do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1884, nay thuộc khuôn viên của Công an tỉnh (phường Nguyễn Trãi, TP Hải Dương). Trước kia, khu vực nhà tù rộng 5 ha, xây dựng thành 3 dãy. Cách nhà tù 180 m là Sở Mật thám, nơi đây có nhà giam xây bằng bê tông kiên cố, chuyên giam giữ tù chính trị đặc biệt. Trong phong trào đấu tranh cách mạng, thực dân Pháp đã bắt, tra tấn dã man nhiều tù nhân Hải Dương. Ngày 30-10-1954, thị xã Hải Dương được giải phóng, nhà tù Hải Dương chính thức khép lại quá khứ hoạt động sau 70 năm. Di tích có ý nghĩa lịch sử chính trị, giáo dục lớn nhưng hiện nay đang bị xuống cấp và bị xâm lấn, sử dụng vào các mục đích khác.

- Quảng trường Độc lập (phường Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương), nơi tổ chức lễ mít tinh giành chính quyền ở thị xã Hải Dương năm 1945

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán. D. Là một thể văn nghị luận đặc biệt. Câu 2. Câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. D. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ? Câu 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? A. Cò bay thẳng cánh. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Một nắng hai sương. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Thường là một từ ghép Câu 8. Văn bản nghị luận có đặc diểm cơ bản là: A. dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến thể hiện tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. B. dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. C. dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. D. dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

2 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước