Kể tên các loài giun dẹp, giun tròn, giun đốt. Nêu nơi kí sinh, con đường truyền bệnh, tác hại, cách phòng tránh?

2 câu trả lời

-sán lá gan

+nơi sống:kí sinh trong nội tạng trâu, bò

+tác hại đối với vật chủ:do sán bám chặt vào ống mật,dùng mồm để hút thức ăn nên lâu dần gan sẽ bị xơ hóa lan tỏa và thoái hóa mỡ.Độc tố do sán tiết ra có thể gây ra các tình trạng dị ứng,đôi khi là thiếu máu

-sán dây:

+nơi sống:kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu bò

+tác hại đối với vật chủ:lấy chất dinh dưỡng,truyền bệnh nang sán,...

-giun đũa:

+nơi sống:kí sinh ở ruột non người

+tác hại đối với vật chủ:gây đau bụng,tắc ống ruột,tắc ống mật

-giun kim

+nơi sống:kí sinh ở ruột già người

+tác hại đối với vật chủ:lấy chất dinh dưỡng ở người và đẻ trứng ở hậu môn làm ngứa ngáy,khó chịu

 

Ngành giun đốt: giun đất, giun đỏ,..

Ngành Giun tròn:Giun đũa , giun kim , giun móc câu,...

Nghành Giun dẹp:Sán lá gan , sán bã trầu , sán dây,...

*Ốc sên là các ký chủ trung gian chính, nơi ấu trùng phát triển cho đến khi chúng được lây nhiễm. Con người là ký chủ ngẫu nhiên và có thể bị nhiễm thông qua ăn các ấu trùng trong ốc sên sống hoặc chưa nấu chín, các ký chủ lây nhiễm khác, nước và rau bị ô nhiễm. Ấu trùng sau đó được vận chuyển qua máu đến hệ thần kinh trung ương, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm màng não tăng eosiniphil, một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong hoặc tổn thương não và thần kinh vĩnh viễn.

TÁC HẠI:

  • Giun ăn các mô chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein.
  • Giun móc còn gây mất máu đường ruột mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu.
  • Giun gây ra kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, giun đũa còn dành vitamin A trong ruột.
  • Một số giun sán truyền qua đất cũng gây mất cảm giác ngon miệng và do đó, làm giảm lượng dinh dưỡng và thể lực. Đặc biệt, T. trichiura có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ.

Ngoài ra, nhiễm giun còn có thể gây những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật, đau dạ dày khi giun chui lên dạ dày, viêm tụy cấp khi giun chui lên ống tụy, tắc ruột do búi giun, hay thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan khác khi giun di trú lên mắt, não,…

CÁCH PHÒNG TRÁNH:

  • Ăn chín, uống sôi: chỉ ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cần nấu chín thực phẩm trước khi ăn, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống, trái cây nên được rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, thức ăn khi chưa ăn cần đậy kín;
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: cắt ngắn móng tay, rửa tay và hậu môn bằng xà phòng sau mỗi lần đi đại tiện, đại tiện đúng nơi, đảm bảo vệ sinh và tuyệt đối không đi chân đất khi ra khỏi nhà;
  • Giữ vệ sinh môi trường sống: vệ sinh sạch sẽ nơi ở, bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước, không dùng phân chưa xử lý để tưới bón cây trồng;
  • Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng. Nếu trong nhà có người bị nhiễm giun nên tẩy giun cho cả gia đình. Biện pháp tẩy giun áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn do nhiễm giun có thể được tẩy giun theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
  • Giáo dục sức khỏe và vệ sinh, làm giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh.

XIN CTRHN🥺

#pink