kể lại văn bản cuộc chia tay của những con búp bê theo lời của thủy

2 câu trả lời

Sáng sớm, mẹ tôi với giọng nói khản đặc quen thuộc từ trong nhà nói vọng ra:

- Thôi , 2 đứa liệu mà đem chia đồ chơi đi, con Thủy sắp đi rồi đấy!

Tôi như nghẹn ngào câm nín với câu nói của mẹ, hơn ai hết tôi cũng có thể hiểu được tâm trạng của anh tôi lúc này.

Vào đêm hôm qua, lúc nào tôi cũng nghĩ về anh, nghĩ về gia đình, tôi không tài nào nhắm mắt được, tôi nghĩ anh tôi có lẽ giờ đang khóc, tôi thực sự buồn lắm!

Sáng nay tôi cũng dậy sớm, ra vườn tôi thấy anh ngồi bên một gốc cây to, anh níu tay tôi lại. Tôi ngồi xuống, thở dài một cái rồi 2 anh em tôi cứ ngồi yên như thế. Ngoài kia, mặt trời hửng dần, mọi sự việc xảy ra vẫn bình thường, vẫn đẹp đẽ như ngày nào đó thôi. Mới ngày nào tôi và anh chơi đùa với nhau, vậy mà giờ đây đã sắp nói lời giã biệt. Ôi! Sao tai họa cứ giáng xuống gia đình tôi thế!

Tôi và anh rất yêu thương nhau, tôi thương anh và anh cũng rất yêu thương và chiều chuộng tôi. Có miếng gì ngon, anh đều dành dụm cho tôi, anh luôn bênh vực tôi cho dù hoàn cảnh có xảy ra như thế nào.

Từ nay, tôi cũng không còn cơ hội vá áo cho anh nữa, tôi cũng không nghe thấy giọng nói đầm ấm của anh vọng ra trong mái nhà ngày nào nữa. Tôi và anh sắp mỗi đứa một nơi. Không biết tôi và anh sẽ xa nhau bao lâu? Hay thậm chí là mãi mãi...

Lúc chia đồ chơi, anh Thành vẫn cứ nhường nhịn tôi mãi, nhưng tôi vẫn đáp lại tình cảm của anh bằng cách tặng lại đồ chơi cho anh. Tuổi thơ tôi không muốn chia li bởi có một người anh rất hoàn hảo. Cuối cùng, anh trao tôi một con búp bê, tôi trao anh một con vệ sĩ để gác đem cho anh, tôi vẫn thương anh rất nhiều!

Trong ngày chia tay ấy, anh đưa tôi đến lớp để tạm biệt. Cô giáo đã tặng tôi một quyển vở và một cây bút. Tôi thực sự rất xúc động khi sắp phải xa ngôi nhà thứu 2 với mái trường, thầy cô và bạn bè, nó vẫn là hành trang vững bước tương lai của tôi

Thôi rồi! giờ chia tay cũng đã đến. Mẹ dắt tay tôi đi bỏ mặc anh tôi vẫn nức nở khóc. Tôi cứ ngoảnh lại nhìn anh, cho đến khi xe chạy.... Tình cảm tôi dành cho anh không thể nào diễn tả nổi được nữa...

Khi anh tôi dắt tôi đến trường,tôi nép bên cành cây để lén nhìn mọi vật. Tôi cố đưa mắt nhìn những cảnh vật quen thuộc: những ô ăn quan vẽ trên gạch, những tấm bản tin,... để khắc sâu vào trong tâm trí, biết đâu sau này tôi không được nhìn thấy nữa. Càng nhìn, tôi càng nghẹn ngào, tôi bật khóc thút thít. Đột nhiên, cô Tâm gọi tên tôi, làm tôi giật mình. Tôi bước vào lớp để tạm biệt cô Tâm, bạn bè. Tôi nức nở và không thể nói hết lời. Cô ôm lấy tôi và nói:

- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!

Nói rồi cô quay xuống lớp:

- Bố mẹ bạn Thuỷ bỏ nhau. Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Những tiếng "ồ" kinh ngạc vang lên. Cả lớp sững sờ. Mấy đứa bạn thân mà ngày nào cũng sát vai nhau trong mấy năm qua khóc thút thít, các bạn bỏ chỗ ngồi đến nắm chặt tay tôi, tôi cảm động lắm.

Cô Tâm gỡ tay tôi, đi lại phía bục và lấy cây bút cùng với chiếc bút máy nắp vàng rất đẹp, đưa cho tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nữa.

Dù rất muốn nhận nhưng tôi đặt vội lên bàn, tôi không dám nhận. Tôi nói:

Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.

Cô sửng sốt và hỏi tôi:

- Sao vậy?

- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán - Tôi trả lời.

Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ bạn cũng khóc mỗi lúc to hơn. Tôi muốn ôm chặt cô và các bạn cả ngày, tôi không muốn rời xa họ. Nhưng tôi sợ ảnh hưởng đến giờ học, tôi nức nở tạm biệt mọi người.

Rồi anh tôi dắt tôi ra khỏi lớp. Tôi cảm thấy lòng mình đau xót, thật là không thể tin nổi. Tôi thầm ước chuyện này là mơ..

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

1 lượt xem
1 đáp án
10 giờ trước