kể giai thoại về ông vua đinh bộ lĩnh

2 câu trả lời

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng, nay thuộc huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Khi còn nhỏ, ông được biết đến là người thông minh kiệt xuất, tài giỏi hơn người. Tài năng quân sự của ông được bộc lộ khi đi chăn trâu cho chú đã tổ chức chúng bạn chơi trận giả. Vì thế bạn bè rất nể phục, làng xóm luôn hi vọng ông là người hiền tài sẽ đem lại bình yên cho quê hương.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Ông là người có công trong việc xây dựng, củng cố nhà nước vững vàng chặt chẽ, đảm bảo chắc chắn nền tảng thống nhất của tổ quốc. Trị vì được 12 năm, đến năm 979, ông bị ám sát

Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh 968-979) Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược. Thấy nhân dân khổ sở vì loạn 12 sứ quân, Ông dựng cờ nghĩa, mong lập nghiệp lớn. Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân. Năm Mậu Thìn (968) sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.