I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng 1. Nơi kí sinh của giun đũa là: a. Ruột non b. Ruột già c. Ruột thẳng d. Tá tràng 2. Trai được xếp vào ngành thân mềm vì: a. Cơ thể gồm 3 phần : Đầu, thân, chân trai. b. Có thân mềm, không phân đốt, di chuyển nhờ chân rìu. c. Cơ thể có đối xứng hai bên. d. Cơ thể trai có lớp áo bao bọc. 3. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì? a. Bài tiết các chất ra ngoài b. Sinh sản c. Trao đổi khí d. Bảo vệ giun đũa không bị tiêu hóa 4. Sự lột xác chỉ có ở: a. Châu chấu, mối b. Nhện,bò cạp c. Tôm,châu chấu d. Tôm, nhện 5. Loài nào có tập tính sống thành xã hội ? a. Kiến, ong mật b. Ve sầu, nhện c. Tôm, nhện d. Kiến, ve sầu 6. Đặc điểm của tôm thích nghi với đời sống dưới nước là: a. Có các đôi chân bơi b. Thở bằng mang. c. Có đôi chân càng. d. Thở bằng túi khí. Câu 2: Ghép cột A tương ứng với cột B sao cho phù hợp(2đ) Cột A Cột B Đáp án 1. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi 2. Cơ thể dài có nhiều đốt 3. Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin. 4. Cơ thể gồm 2 phần: Đầu - ngực, bụng. a. Lớp hình nhện b. Giun đất c. Ngành thân mềm d. Ngành chân khớp e. Ngành động vật có xương sống 1........... 2........... 3........... 4........... B. TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài và cách di chuyển của châu chấu. Câu 2: Trình bày những đặc điểm sinh sản của trai sông phù hợp với lối sống vùi lấp ở dưới bùn. Câu 3: Theo em cần phải có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán? Câu 4: Do đâu trùng roi vừa có khả năng tự dưỡng vừa có khả năng dị dưỡng? Câu 5: Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang.

2 câu trả lời

Đáp án:

TRẮC NGHIỆM

 Câu 1:

1.Nơi kí sinh của giun đũa là ruột non, vì nơi đây có rất nhiều chất dinh dưỡng, bởi vậy nên người bị giun đũa kí sinh thường ốm yếu, gầy gò, xanh xao.

⇒Chọn: C.

 2.Trai là động vật ngành thân mềm vì: có thân mềm, không phân đốt, di chuyển nhờ chân rìu.

⇒Chọn: B.

 3.Ruột non cũng là một bộ phận tiêu hóa của cơ thể, nên để kí sinh, giun đũa cần có lớp vỏ cuticun để giun không bị tiêu hóa ở ruột non.

⇒Chọn: D.

 4.Tôm, châu chấu là các động vật lớn lên nhờ lột xác.

⇒Chọn: C.

Câu 5:Kiến, ong mật thường sống theo bầy đàn, tổ chức xã hội có quy mô, chặt chẽ.

⇒Chọn: A.

Câu 6:Mình không biết giải thích sao cho phù hợp hết.

⇒Chọn: B.

Câu 2:

1.C

2.B

3.D

4.A

TỰ LUẬN:

Câu 1:Cách di chuyển của châu chấu là: khi di chuyển, châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau (thường gọi là càng) hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

Câu 2:Để thích nghi với lối sống vùi lấp dưới bùn, trai sông có các đặc điểm sau:

+Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.

+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí.

Câu 3:Để phòng bệnh giun sán, chúng ta cần:

-Tẩy giun định kì 2 lần/năm.

-Rửa tay sạch trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

-Ăn chín uống sôi, rửa sạch thực phẩm bằng nước muối.

-Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

-Ăn uống cẩn thận.

Câu 4:Do có những hạt diệp lục mà trùng roi vừa có khả năng tự dưỡng vừa có khả năng dị dưỡng:

+ Tự dưỡng: Khi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng bằng cách tự dưỡng vì trong cơ thể có chất diệp lục.
+ Dị dưỡng: Khi không có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng: đồng hóa các chất hữu cơ có sẵn.

 

Câu 5:Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

-Cơ thể chúng có đối sứng tỏa tròn.

-Thành của cơ thể đều có 2 lớp tế bào bao gồm: lớp ngoài, lớp trong. Giữa 2 lớp này là tầng keo

-Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa sẽ là nơi thu thập thức ăn và cũng là nơi thải ra những chất cặn bã

-Cách dinh dưỡng chủ yếu là dị dưỡng

-Chúng tấn công và tự vệ bằng tế bào gai

I/ 1a 2b 3d 4c 5a 6b câu 2: 1c 2 b 3d 4a B tự luận: lười làm :)))
Câu hỏi trong lớp Xem thêm