I chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi 1 nêu vai trò 2 nêu tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh 3 nêu vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi II nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi 1 nêu đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?chăn nuôi vật nuôi non cần chú ý đến vấn đề gì 2 nêu biện pháp chăm sóc vật nuôi non 3 nêu biện pháp nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản III phòng trị bệnh cho vật nuôi 1 khái niệm về bệnh ( khi nào vật nuôi bị bệnh ) 2 nêu nguyên nhân gây bệnh 3 cách phòng trị bệnh cho vật nuôi IV câu đặc biệt 1 nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta GỬI ẢNH THÌ CÀNG TỐT NHA MỌI NG
2 câu trả lời
I-Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi:
1.Vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi:
-Giúp vật nuôi tránh đc những thay đổi của thời tiết,tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi
-Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh
2.Tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh:
-Nhiệt độ thích hợp
-Độ ẩm khoảng 60%-75%
-Độ thông thoáng tốt
-Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi
-Không khí ít độc hại
3.Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi:
-Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
-Vệ sinh thức ăn nước uống
-Quan sát vật nuôi hàng ngày
-Cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
-Chăm sóc chu đáo vật nuôi
-Tiêm phòng đầy đủ vắc-xin
-Báo cho cán bộ thú y khi vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh
-Cách li vật nuôi bệnh với vật nuôi khỏe mạnh
II-Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:
1.*Đặc điểm phát triển cơ thể của vật nuôi non:
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hòan chỉnh
- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng miễn dịch chưa tốt.
*Chăn nuôi vật nuôi non cần phải chú ý
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt.
- Giữ ấm cơ thể cho bú sữa đầu vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể.
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Cho vật nuôi non vật vận động và tiếp xúc với ánh sáng nhất là nắng sớm; giữ vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi non.
2.Biện pháp chăm sóc vật nuôi non:
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt.
- Giữ ấm cơ thể cho bú sữa đầu vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể.
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Cho vật nuôi non vật vận động và tiếp xúc với ánh sáng nhất là nắng sớm; giữ vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi non
3.Biện pháp nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản:
- Chú ý đến vận động, tắm chải hợp lí, nhất là ở cuối giai đoạn mang thai. Theo dõi và chăm sóc kịp thời khi vật nuôi đẻ để bảo vệ đàn vật nuôi sơ sinh
- Trong nuôi dưỡng phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn, nhất là protein, chất khoáng (như Ca, P..) và vitamin ( vitamin A, B1, D,E,..).
III-Phòng trị bệnh cho vật nuôi:
1.Khái niệm:là khi vật nuôi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh. Làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
2.Nguyên nhân gây bệnh:
- Yếu tố bên trong là những yếu tố di truyền
- Yếu tố bên ngoài: cơ học, lí học, hoá học, sinh học: kí sinh trùng, vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn…)
3.Cách phòng trị bệnh cho vật nuôi:
- Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( thức ăn, nước uống, chuồng trại)
- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
- Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.
IV-Câu đặc biệt:
1.*Vai trò:
- Cung cấp thực phẩm.
- Cung cấp sức kéo.
- Cung cấp phân bón.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất khác.
*Nhiệm vụ:
-Phát triển chăn nuôi toàn diện:
-Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất (giống, thức ăn, chăm sóc, thú y)
-Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí (về cơ sở vật chất,năng lực cán bộ)
#Sorry tại nhà mình ko có máy ảnh
I,Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
Câu 1:
*Chuồng nuôi có vai trò:
-giúp vật nuôi tránh được những thay đổi về thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi
-giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, giúp thu gọn chất thải để làm phân bón và tránh ô nhiễm môi trường
-giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh
-giúp thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học
-góp phần nâng cao năng xuất chăn nuôi
*Vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi:
-là để phòng ngừa bệnh dịch
-bảo vệ sức khỏe vật nuôi
- nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi
Câu 2:
*Tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh:
-Đảm bảo nhiệt độ thích hợp
-Đảm bảo thông thoáng về mùa hạ, ấm áp về mùa đông
-Có độ chiếu sáng thích hợp với từng loại vật nuôi
-Phải thoáng khí tránh việc lưu tụ hơi ẩm các loại khí thải
-Việc xây dựng chuồn nuôi phải đúng kĩ thuật, lựa chọn địa điểm, hướng chuồn chính xác. Làm nền chuồng, tường bao, mái che cẩn thận, bố trí máng ăn, máng uống, rãnh mương, nơi thu gom chất thải hợp lí
Câu 3:
*Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi:
-Vệ sinh nguồn thức ăn, nước uống
-Vệ sinh môi trường sống
-Vệ sinh nền chuồng, máng ăn, máng uống, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng trong chuồng nuôi
-Vệ sinh thăn thể vật nuôi bằng cách tắm, phơi nắng,...
II,Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Câu 1:
*Đặc điểm về sự phát triển cơ thể vật nuôi non:
-Sự điều chỉnh thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
-Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
-Chức năng miễn dịch chưa tốt
*Chăn nuôi vật nuôi con cần chú ý:
-Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt.
-Giữ ấm cơ thể cho bú sữa đầu vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể.
-Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Cho vật nuôi non vật vận động và tiếp xúc với ánh sáng nhất là nắng sớm; giữ vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi non.
Câu 2:
*Biện pháp chăm sóc vật nuôi con
-giữ ấm cho cơ thể vật nuôi non( làm chuồng, đèn sưởi,...)
-cho vật nuôi ăn thức ăn tinh giàu dinh dưỡng
-sử dụng một số loại thuốc phòng bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa
Câu 3:
- Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản có kết quả phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con của chúng .
+ Giai đoạn nuôi dưỡng: Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.
+ Giai đoạn nuôi con: Chăm sóc vận động, tắm chải hợp lí nhất là cuối giai đọan mang thai.
III, Phòng trị bệnh cho vật nuôi
Câu 1:
Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí, nguyên nhân do tác động của các yếu tố gây bệnh làm cho vật nuôi giảm sút khả năng sản xuất và phát triển kinh tế
Câu 2:
* Nguyên nhân sinh ra bệnh:
- Yếu tố bên trong: di truyền
- Yếu tố bên ngoài:
+ Cơ học( chấn thương)
+ Lí học( nhiệt độ cao)
+ Hóa học( ngộ độc)
+ Sinh học (kí sinh trùng, vi sinh vật).
Câu 3:
*Cách phòng trị bệnh cho vật nuôi:
- Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( thức ăn, nước uống, chuồng trại)
- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
- Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.
IV, Câu đặc biệt????
Câu 1:
*Vai trò:
-Cung cấ thực phẩm
-Làm phân bón
-Làm sức kéo
-Làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm và sản xuất thủ công
-Hàng xuất khẩu
*Nhiệm vụ:
-Phát triển chăn nuôi toàn diện:
-Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất (giống, thức ăn, chăm sóc, thú y)
-Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí (về cơ sở vật chất,năng lực cán bộ)