hãy mô tả các đặc điểm của 10 giống vật nuôi ở nước ta hiện nay
2 câu trả lời
- Trâu nội thuộc nhóm trâu đầm lầy châu Á. Kết cấu ngoại hình với mục đích kéo cày là chủ yếu. Màu đặc trưng màu tro sẫm, lông thưa, da dày khô. Đại bộ phận có vạch loang cắt ngang qua phía dưới cổ họng và một hình chữ V thấp hơn chạy ngang qua phía trên ngực. Ít khi có trâu màu trắng. Đầu to ngắn, sừng dài, đen, nhọn và cong về phía sau, cổ dài thẳng, có nhiều nếp nhăn; vai vạm vỡ khỏe mạnh; ngực lép; bụng to tròn; lưng dốc về phía sau. Mông thường phát triển tốt.
- Bò Phú Yên là một giống bò vàng nội địa có xuất xứ từ Phú Yên. Đây là giống bò được Nhà nước công nhận là giống vật nuôi được phép kinh doanh, sản xuất. Bò Phú Yên nặng 250 –350 kg, thuộc bò U, có tầm vóc lớn. Sừng chĩa về phía trước, cổ ngắn, yếm rộng, màu lông vàng sẫm, đỏ sẫm hay đỏ nhạt. Bò Phú Yên nổi tiếng là giống tốt, theo đúng tiêu chuẩn: mình lăn, đùi treo, ngực nở, mình hổ cổ rô, tai nhỏ, mí mắt mỏng, da mỏng lông mượt, ống chân thắt tròn, gót chân mỏng, móng tròn.
- Ngựa bạch là một giống ngựa sắc trắng (ngựa trắng) có xuất xứ từ Cao Bằng do bị bạch tạng (ngựa bạch). Chúng là dòng ngựa quý, hiếm, có số lượng rất ít ở Việt Nam hiện nay, được phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam, phân bố chủ yếu ở ba tỉnh Đông Bắc là Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang. Chúng được nuôi để lấy cao ngựa. Đây là giống vật nuôi quý hiếm được nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi.
- Dê Cỏ được nuôi ở hầu hết các vùng sinh thái của Việt Nam theo phương thức chăn thả quảng canh, với mục đích lấy thịt. Chúng dễ nuôi, khả năng thích ứng rộng và có khả năng chống chịu với bệnh tật rất tốt. Thịt dê Cỏ thơm ngon, được ưa chuộng (Dê núi Ninh Bình). Đa số lông có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng, chúng nhỏ con, thành thục sớm.
- Cừu Phan Rang là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay, chúng được du nhập vào bởi các giáo sĩ Công giáo. Giống cừu này được hình thành hơn 100 năm, trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận, giữa cái nắng như đổ lửa đàn cừu vẫn tha thẩn gặm cỏ khô trên những gò cát trơ trụi, nóng bỏng.
- Lợn ỉ là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam, ngày nay ít được nuôi do hiệu quả kinh tế không cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Giống lợn ỉ mỡ (hay còn gọi là lợn ỉ nhăn) có thịt ít mỡ nhiều (tỉ lệ nạc chỉ đạt 36% trong khi mỡ chiếm đến 54%). Nuôi lợn ỉ cả năm cũng chỉ đạt 40–50 kg, trong khi giống lợn thịt nuôi sáu tháng đã đạt 70 – 80 kg. Lợn ỉ mỡ hiện chỉ còn được nuôi tại một số hộ dân nghèo ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa
- Gà ác hay gà ô kê Là giống gà nguyên liệu cho đặc sản gà ác tiềm (hầm) thuốc Bắc, rất bổ, tham gia quá trình tạo xương, đen tóc, tạo kháng thể chống mầm bệnh, tạo máu. Gà ác được nuôi nhiều ở phía Nam, nhỏ con (chỉ từ 5 đến 7 lạng), có sức sống cao, nuôi được cả nhốt lẫn thả, được coi như một vị thuốc bổ. Gà đen được nuôi ở vùng biên giới Việt Trung, có nhiều ở Lào Cai, do nuôi thả chung nên bị lai tạp giống. Chịu đựng kham khổ, khắc nghiệt, sương giá tuyết rơi, gà vẫn đi kiếm mồi. Giống gà này được FAO công nhận
- Vịt cỏ Vân Đình là giống vịt cỏ bản địa được chăn thả theo hình thức truyền thống trên các đồng chiêm của huyện Ứng Hòa, Vân Đình, Hà Nội. Vịt cỏ Vân Đình đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, từ lâu được kinh doanh không những ở Vân Đình, mà còn là món ẩm thực Hà thành đã có trong thực đơn của rất nhiều nhà hàng khắp trong Nam ngoài Bắc. Hiện nay, giống vịt cỏ này có nguy cơ bị mai một ngay trên vùng đất truyền thống của chúng do phải cạnh tranh với giống vịt bầu cánh trắng nhập theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc và được nuôi đại trà do năng suất cao hơn, giá thành rẻ hơn.
- Thỏ xám : Thỏ có màu lông xám tro hoặc xám ghi, Lông ngắn, màu lông thay đổi từ xám tro đến xám ghi. Riêng phần dưới ngực, bụng, đuôi có màu lông trắng. Mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, đầu nhỏ, cổ dài, lưng khum, bụng hơi xệ, 4 chân dài, xương to, thân hình không chắc chắn như thỏ đen. Thỏ đẻ khỏe. Thỏ dùng làm nền để lai tạo với các giống thỏ ngoại khác để cải thiện năng suất, sản lượng.
- Ngỗng cỏ hay ngỗng sen là giống ngỗng nội của Việt Nam. Ngỗng cỏ hay ngỗng sen phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Ngỗng cỏ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du. Ngỗng có hai loại hình chính là loại hình lông trắng và lông xám. Ngoài ra còn có ngỗng loang xám trắng do sự pha tạp giữa hai loại trên. Ngỗng cỏ chịu kham khổ tốt và có khả năng kháng bệnh cao hơn các giống ngỗng ngoại.
Là đều có di truyền ổn định các đặc điểm của giống cho các thế hệ sau và năng suất giống nhau. Các vật nuôi cùng giống đều có chung nguồn gốc của chúng. Chúng đều có số lượng cá thể nhất định và phân bố rộng.
10 giống vật nuôi là : Gà ; Vịt ; Chó ; Trâu ; Bò ; Heo ; Mèo ; Thỏ ; Ngỗng .
Chúc bạn học tốt!!