hãy kể về cuộc chiến tranh lạnh Mĩ - Nga

2 câu trả lời

I . Hoàn cảnh :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai khog lâu, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt 

- Kẻ khởi xướng là tổng thống Mĩ ( Truman ) 

II . Cách thực hiện : 

- Các cường quốc ra sức chạy đua vũ trang 

- Thành lập các khối qân sự , các căn cứ qân sự

- Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược 

- Bao vây , cấm cận về kinh tế, cô lập về chính trị đối với liên xô

   Kết qả : 

- Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng

- Chi phí cho qân sự qá lớn

- Nhiều nơi trên thế giới vẫn còn đói nghèo 

Những nước tư bản phương Tây được dẫn dắt bởi Hoa Kỳ, một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang với hệ thống chính trị đa đảng, cũng như những quốc gia First-World (chỉ những quốc gia liên kết chung với NATO hoặc chống lại Liên Xô trong Chiến tranh lạnh). Đại đa số các quốc gia First-World là các nước cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến cũng với hệ thống chính trị đa đảng và những tổ chức độc lập, nhưng về mặt kinh tế và chính trị thì họ chi phối chặt chẽ một mạng lưới của những quốc gia cộng hòa kém phát triển và các chế độ độc tài khác, hầu hết trong số đó từng là các thuộc địa cũ của Khối phương Tây[1]. Liên Xô thì tuyên bố mình là một quốc gia theo Chủ nghĩa Marx-Lenin, áp dụng hệ thống chính trị độc đảng được lãnh đạo bởi một cấp lãnh đạo cao nhất là Xô viết tối cao  Bộ chính trị. Các Đảng cộng sản lãnh đạo toàn bộ quốc gia, báo chí, quân sự, kinh tế và những tổ chức địa phương khắp Second World (Second World chỉ những quốc gia vệ tinh hoặc đồng minh của Liên Xô), bao gồm những thành viên của Hiệp ước Warsaw và những quốc gia khác theo Hệ thống XHCN. Điện Kremlin đã tài trợ tiền của cho những đảng cộng sản hoặc cánh tả trên khắp thế giới, nhưng họ bị thách thức vị thế này bởi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông theo sau đó là sự chia rẽ Trung Quốc-Liên Xô vào khoảng những năm 1960. Gần như tất cả các quốc gia thuộc địa đã giành được độc lập trong khoảng thời gian 1945-1960, họ đã trở thành Third World (những quốc gia trung lập) trong Chiến tranh Lạnh.[1]

hững nước tư bản ở phương Tây được dẫn dắt bởi Mỹ , một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang với hệ thống chính trị đa đảng, cũng như những quốc gia First-World (chỉ những quốc gia liên kết chung với NATO hoặc chống lại Liên Xô trong Chiến tranh lạnh). Đại đa số các quốc gia First-World là các nước cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến cũng với hệ thống chính trị đa đảng và những tổ chức độc lập, nhưng về mặt kinh tế và chính trị thì họ chi phối chặt chẽ một mạng lưới của những quốc gia cộng hòa kém phát triển và các chế độ độc tài khác, hầu hết trong số đó từng là các thuộc địa cũ của Khối phương Tây. Nga thì tuyên bố mình là một quốc gia theo Chủ nghĩa Marx-Lenin, áp dụng hệ thống chính trị độc đảng được lãnh đạo bởi một cấp lãnh đạo cao nhất là Xô viết tối cao và Bộ chính trị. Các Đảng cộng sản lãnh đạo toàn bộ quốc gia, báo chí, quân sự, kinh tế và những tổ chức địa phương khắp Second World (Second World chỉ những quốc gia vệ tinh hoặc đồng minh của Liên Xô), bao gồm những thành viên của Hiệp ước Warsaw và những quốc gia khác theo Hệ thống XHCNĐiện Kremlin đã tài trợ tiền của cho những đảng cộng sản hoặc cánh tả trên khắp thế giới, nhưng họ bị thách thức vị thế này bởi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông theo sau đó là sự chia rẽ Trung Quốc-Nga vào khoảng những năm 1960. Gần như tất cả các quốc gia thuộc địa đã giành được độc lập trong khoảng thời gian 1945-1960, họ đã trở thành Third World (những quốc gia trung lập) trong Chiến tranh Lạnh.

Những năm trong thập niên 1970, cả hai bên bắt đầu trở nên quan tâm hơn trong việc xem xét để tạo ra mối quan hệ quốc tế ổn định và dễ dự đoán hơn, mở đầu cho một giai đoạn lắng dịu (de'tence) bao gồm việc "Đàm phán giới hạn vũ khí chiến lược" và quan hệ cởi mở của Mỹ với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa như một chiến lược đối trọng tới USSR. Sự lắng dịu đã sụp đổ tại những năm cuối thập niên 1970 với sự bắt đầu của Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan trong năm 1979. Những năm đầu thập niên 1980 là một giai đoạn đã gia tăng căng thẳng, với việc Liên Xô bắn hạ máy bay KSL-Filght-007 của Nam Triều Tiên và những đợt diễn tập quân sự Ablee Archer của NATO, cả hai đều ở năm 1983. Hoa Kỳ đã tăng sức ép kinh tế, ngoại giao, quân sự lên Liên Xô, vào thời điểm Liên Xô đã bị trì trệ kinh tế. Vào ngày 12 tháng 6 năm 1982, một triệu người biểu tình đã tụ tập ở Công viên Trung tâm, New York để kêu gọi kết thúc chạy đua vũ trang, chiến tranh Lạnh và đặc biệt là giải trừ vũ khí hạt nhân. Giữa những năm 1980, lãnh đạo mới Mikhail Gorbachev đã đưa ra những sự cải cách tự do hóa perestroika (1987) (tên một hoạt động chính trị cho sự cải cách trong Đảng Cộng sản Liên Xô trong suốt những năm của thập niên 80) và glasnost (cởi mở, 1985) và kết thúc sự dính líu quân sự của Liên Xô vào Afghanistan năm 1979 rồi sau đó là sự thắng lợi của những người chống cộng Afganistan năm 1992. Sức ép về chủ quyền quốc gia đã lớn mạnh hơn trong Đông Âu, đặc biệt tại Phần Lan. Trong thời gian đó Gorbachev từ chối sử dụng quân đội Liên Xô để củng cố những chế độ trì trệ thuộc Khối Hiệp ước Warsaw như đã xảy ra trong quá khứ. Kết quả trong năm 1989 là một làn sóng cách mạng đã lật đổ tất cả những nhà nước thuộc khối XHCN của Trung và Đông Âu. Bản thân Đảng cộng sản Liên Xô đã mất sự kiểm soát và bị đình chỉ hoạt động sau một kế hoạch đảo chính chống Gorbachev sớm thất bại trong tháng 8 năm 1991. Điều này dẫn tới sự tan rã chính thức của Liên Xô vào tháng 12 năm 1991 và sự sụp đổ của những nhà nước thuộc khối XHCN trong những quốc gia khác như Mông Cổ, Campuchia, và Nam Yemen. Vì vậy, Hoa Kỳ trở thành siêu cường quốc duy nhất của thế giới.

Chiến tranh Lạnh và những sự kiện của nó đã để lại một sức ảnh hưởng đến tận ngày nay. Nó thường được nói tới trong văn hóa đại chúng (đặc biệt với thành công quốc tế của loạt sách và phim của thương hiệu James Bond) cũng như sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân. Trong khi đó, một sự căng thẳng quốc gia lặp lại giữa quốc gia kế thừa Liên Xô là Nga, và Mỹ trong những năm sau 2010 (bao gồm những đồng minh phương Tây) và đặc biệt là sự gia tăng căng thẳng giữa cường quốc mới nổi là Trung Quốc với Mỹ và đồng minh phương Tây, đôi khi được nói đến với tên gọi "Chiến tranh lạnh lần 2". 

Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là một sự kiện rất quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trong Chiến tranh Lạnh. Quan trọng ở chỗ nó mở ra một thời kỳ nguyên tử với sự xuất hiện của vũ khí tàn phá lớn. Nó cũng mở ra cuộc chạy đua về công nghệ nguyên tử gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán. D. Là một thể văn nghị luận đặc biệt. Câu 2. Câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. D. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ? Câu 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? A. Cò bay thẳng cánh. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Một nắng hai sương. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Thường là một từ ghép Câu 8. Văn bản nghị luận có đặc diểm cơ bản là: A. dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến thể hiện tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. B. dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. C. dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. D. dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

2 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước