Hãy kể lại một câu chuyện cảm động mà em được chứng kiến.(Yêu cầu viết rõ ràng, bố cục đủ 3 phần, theo đúng đề bài ko lạc đề)

2 câu trả lời

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.

Tuổi thơ của bố rất khó nhọc. Những lúc rảnh rỗi, bố thường kể cho tôi nghe về những ngày thơ ấu vất vả ấy. Những chuyện đó bao giờ cũng khiến tôi vô cùng xúc động. Qua đó, bố đã dạy cho chúng tôi nhiều bài học nhưng câu chuyện về đôi giày của bố đã để lại cho tôi ấn tượng sâu đậm.

Ngày còn đang đi học, bố chịu nhiều thiệt thòi hơn so với chúng bạn. Biết gia đình mình nghèo nên không bao giờ bố đua đòi theo chúng bạn. Bố luôn chịu khó học tập. Về nhà, bố giúp đỡ ông bà những công việc ở nhà. Một hôm, bà đưa bố đi chợ chơi. Khi đi qua cửa hàng bán giày, bà muốn mua cho bố một đôi giày mới. Đôi giày của bố đã cũ quá rồi. Dù rất thích có đôi giày mới nhưng bố nghĩ đến cảnh ông bà lại phải tiết kiệm hơn, chịu nhiều vất vả hơn. bố lại không đành lòng. Bố bảo: "Con không thích đôi giày ấy đâu. Giày của con nhìn cũ thế này thôi nhưng vẫn còn tốt lắm". Bố kéo tay bà nội đi qua cửa hàng giày.

Ngày hôm sau, bố sang nhà bác hàng xóm và nói với Bác hàng xóm: "Bác ơi, khi nào bác có việc gì làm thì bác nhớ bảo cháu với nhé". Bố đã kể cho bác hàng xóm nghe về ước muốn có một đôi giày thay cho đôi giày của bố đã sắp hỏng. Bác hàng xóm rất ngạc nhiên khi bố xin "Bác đừng nói cho bố mẹ cháu biết. Bác phải giúp cháu giữ bí mật". Bác hàng xóm vui vẻ đồng ý.

Từ hôm đó, cứ sau giờ học, bố lại đi làm vận chuyển với bác hàng xóm. Công việc vận chuyển bao gạo vô cùng vất vả. Người bố thì gầy gò và nhỏ bé. Bê những bao gạo nặng như vậy nhưng bố vẫn cố gắng, không kêu tiếng nào. Lần nào về đến nhà, mình mẩy cũng đau nhừ và nhức mỏi khắp nơi. Hai tay bố phồng rộp lên. Bố mệt đến mức chẳng buồn ăn cơm. Về nhà, bố chỉ muốn lăn ra ngủ. Nhưng sợ ông bà phát hiện, bố vẫn phải tỏ ra bình thường. Số tiền tiết kiệm được mỗi ngày, bố vuốt lại cho thẳng, kẹp vào một quyển vở. Dù có bận nhưng ngày nào bố cũng ghé qua cửa hàng bán giày, ghé mắt vào ngắm đôi giày một lúc cho đỡ thèm, sau đó, lại nhanh chóng chạy đến chỗ làm cùng bác hàng xóm.

Để mua được đôi giày đó, bố đã dành dụm và tích góp tiền trong suốt ba tháng trời. Ngày nào cũng như ngày nào, không quản nắng mưa, bố vất vả làm việc. Bố đã biết tự mình lao động, dành dụm để mua đôi giày mới. Đó là một bài học giúp bố hiểu thêm giá trị của sức lao động.

Và bố đã giữ gìn đôi giày cẩn thận trong những năm đi học. Tôi thấy thương bố quá. Tôi luôn được bố mẹ mua cho những thứ tôi thích, chơi chán tôi lại vứt đi, chẳng hề thấy tiếc. Câu chuyện của bố đã dạy cho tôi phải biết quý trọng đồ vật của mình. Biết quý trọng nó cũng là biết yêu bố mẹ, biết trân trọng tình cảm và sức lao động của bố mẹ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

các bạn giúp mình với hứa vote 5* Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Cuối xuân, chỉ còn một vài vệt rét mỏng manh vương vãi, rải rác trên các bờ ao, góc vườn, ngõ xóm,... Cuối xuân, cũng là mùa hoa của hoa sầu đồng phơn phớt tím bung nở như dấu hiệu để gọi màu tìm bằng lăng, màu đỏ hoa phương đua sắc rực rỡ giữa trời hè. Tất cả đều lặng lẽ nhưng rạo rực. Trong khi ấy, một tiếng ve nhẹ nhàng, trong vắt, đứt quãng vang lên một cách rụt rè. Tiếng ve đơn độc như đang thứ giọng gọi mùa hè, mùa thi của học trò sắp đến rồi. Hình như tuổi thơ, tuổi học trò mới chú ý lắng nghe tiếng ve kêu, nên tiếng ve đơn độc kia đã khẽ khàng đẩy đưa tâm hồn trẻ thơ vào bức tranh chớm hạ. (Trích Tiếng ve gọi mùa - Ngô Văn Cừ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Câu 4 (2,0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn văn trên.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước